3 thói quen xấu của trẻ cần phải sửa ngay trước khi lên 8 tuổi

Một khi thói quen xấu của trẻ đã được hình thành, nó sẽ nhanh chóng “đeo bám” đứa trẻ nên cha mẹ phải có sự uốn nắn, điều chỉnh ngay lập tức.

Có con đang trong độ tuổi từ 3 – 8 tuổi, bố mẹ càng phải chú ý hơn đến việc hình thành tính cách và thói quen của trẻ. Do đó, nếu phát hiện một số thói quen xấu của trẻ, bố mẹ có trách nhiệm phải sửa bỏ thói quen ấy của con nếu không sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ.

Vậy các bậc cha mẹ liệu có từng gặp phải những trường hợp được kể đến dưới đây? Bài viết này nhất định sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc định hướng thói quen tốt cho trẻ.

1. Cáu giận vô cớ

3 thói quen xấu của trẻ cần phải sửa ngay trước khi lên 8 tuổi - Ảnh 1.

Cậu bé Hiên Hiên từ nhỏ đã sống cùng bà nội, được bà nuông chiều nên rất khó bảo, hay cáu giận và nhiều lúc còn nằm lăn ra đất để bày tỏ thái độ của mình. Ở lớp mẫu giáo bé cũng rất tùy tiện, ai làm gì khiến bản thân cảm thấy không vui, Hiên Hiên đều ném đồ đạc, vùng vằng giận dỗi… Tính khí này của con làm mẹ cậu bé vô cùng phiền muộn. Cáu giận vô cớ, đập phá đồ đạc… là những thói quen rất xấu ở trẻ mà cần được uốn nắn ngay, nếu không nó sẽ trở thành tính cách khó bỏ khi trưởng thành.

2. Sinh hoạt không theo nề nếp

3 thói quen xấu của trẻ cần phải sửa ngay trước khi lên 8 tuổi - Ảnh 2.

Vừa ăn vừa chơi không chỉ là thói quen xấu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (Ảnh minh họa).

Mẹ của bé Dương Dương có chút mất bình tĩnh khi kể về nề nếp sinh hoạt của con trai 7 tuổi. Sáng nào Dương Dương cũng ngủ nướng, sắp muộn học rồi vẫn chưa chịu thức dậy. Bữa cơm thì vừa ăn vừa chơi, ăn 1 tiếng đồng hồ không hết bát cơm. Làm bài tập thì chốc chốc lại uống nước, chốc chốc lại đòi đi vệ sinh, bài tập đáng ra chỉ làm 30 phút là xong nhưng vì con không tập trung nên thời gian bị kéo dài đến 2 tiếng. Bản thân là người sống có nề nếp, làm việc nhanh gọn, hiệu quả, mẹ của Dương Dương không thể hiểu nổi tại sao con mình lại có thói quen sinh hoạt bừa bãi như thế.

3. Hay xấu hổ, không tự tin

3 thói quen xấu của trẻ cần phải sửa ngay trước khi lên 8 tuổi - Ảnh 3.

Nhiều trẻ vốn rất hoạt bát, sôi nổi khi ở nhà nhưng lúc gặp người lạ lại chẳng dám chào hỏi, cứ núp sau bố mẹ (Ảnh minh họa).

Bé NiNi năm nay 4 tuổi và rất nhút nhát, thường xuyên xấu hổ. Khi ở nhà, bé vẫn ca hát, nhảy múa rất bình thường, rất hoạt bát vui vẻ nhưng chỉ cần gặp người lạ là mọi thứ lại hoàn toàn thay đổi. Không chỉ im lặng, chẳng nói chẳng cười mà NiNi còn tìm mọi cách để trốn phía sau người thân.

Có lần, mẹ muốn NiNi chào hỏi một người lớn tuổi trong nhà nhưng có nịnh có quát thế nào bé cũng không chịu, tình huống lúc ấy khiến mọi người đều rất bối rối.

Những trường hợp ở trên chắc hẳn các bậc cha mẹ cũng từng gặp qua. Có những thứ chỉ là biểu hiện bình thường của một đứa trẻ nhưng nếu cha mẹ không để ý uốn nắn kịp thời sẽ dần dần tạo thành thói quen xấu cho con.

3 thói quen xấu của trẻ cần phải sửa ngay trước khi lên 8 tuổi - Ảnh 4.

Một khi thói quen xấu đã được hình thành, nó sẽ nhanh chóng “đeo bám” đứa trẻ nên cha mẹ phải có sự uốn nắn, điều chỉnh ngay lập tức, đừng lo sợ không kịp (Ảnh minh họa).

Theo quan niệm của người Trung Quốc, họ có thể phán đoán tương lai của một đứa trẻ thông qua hành vi, biểu hiện thường ngày của chúng. Từ đặc điểm và khuynh hướng nội tâm của đứa trẻ 3 tuổi, có thể phác họa được cá tính và tâm lý của người đó ở thời thanh thiếu niên. Từ những hành vi, đặc điểm của đứa trẻ, bạn cũng có thể nhìn trước được sự nghiệp và thành tựu sau tuổi trung niên của người đó. Vì vậy thói quen xấu của trẻ, tốt nhất nên được uốn nắn trước khi con lên 8 tuổi.

Một khi thói quen xấu của trẻ đã được hình thành, nó sẽ nhanh chóng “đeo bám” đứa trẻ nên cha mẹ phải có sự uốn nắn, điều chỉnh ngay lập tức, đừng lo sợ không kịp. Con thường mè nheo, khóc lóc ăn vạ, cư xử thô lỗ hay con nhát gan, xấu hổ đều không chỉ khiến cha mẹ vô cùng phiền muộn mà còn ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.

Đặc biệt là khi con vào Tiểu học, những tính xấu trên sẽ làm giảm trầm trọng năng lực học tập của trẻ, ảnh hưởng không tốt đến tiến trình học tập. Bên cạnh đó, điều này còn là trở ngại cho việc quan hệ, giao tiếp của con, khiến con càng ngày càng thiếu tự tin, cứ thế cứ thế ảnh hưởng xấu đến nhiều phương diện trong cuộc sống.

Nguồn: afamily.vn

SHARE