‘Ô ăn quan’ – từ châu Phi đến Việt Nam

TP – Một lần tình cờ tôi thấy quầy hàng của người châu Phi bày bán đồ chơi này kèm túi sỏi phủ véc ni rất đẹp ở hội chợ quảng cáo văn hóa châu Phi tại Paris. Tôi hỏi cách chơi. Giật mình tự hỏi sao nó giống hệt cách chơi ô ăn quan ở Việt Nam.“Chơi ô ăn quan” – tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh.Ngày bé tôi và lũ trẻ hàng xóm thích chơi ô ăn quan. Đi đâu trẻ con thấy sỏi đẹp nhặt cất để chơi rải ranh hay ô ăn quan. Giữa Hà Nội thời chiến, sỏi đá cũng hiếm vì người ta hầu như không xây dựng. Trẻ con quý từng viên sỏi. Nhiều khi lấy cả hạt na, hạt nhãn rửa sạch để thay thế. Bây giờ trẻ Việt Nam ít chơi trò này vì bị cho là “lê la” bẩn thỉu.Trò chơi “lê la” này rất tiện, chỉ cần hòn gạch non vẽ mấy cái ô trên đất, sân xi măng là cả lũ ngồi quanh chơi vui vẻ. Chỉ hai người cũng thành cuộc vui cả giờ. Một trò chơi trí tuệ giúp cho kỹ năng tính toán. Bao lâu nay tôi cứ tưởng đó là trò chơi dân gian của Việt Nam.Trò chơi ô ăn quan thực ra gốc từ châu Phi có tên gọi là Awalé. Awalé có nghĩa là túi hạt. Hạt từ một loại quả cây hiếm ở châu Phi. Trò chơi xuất phát từ Bờ Biển Ngà, Nigeria sau trở nên phổ biến ở châu Phi. Hạt chơi sau này từ cả những cây khác như hạt ô liu, nhiều nơi thay hạt bằng sỏi, vỏ sò, ốc… nên có nơi gọi là ô kola.Các vị truyền giáo và các sơ khi đến thuộc địa châu Phi thấy trò chơi này hấp dẫn và đơn giản. Tài liệu ghi nhận lại: chỉ một số hạt hay ít sỏi, kẻ một dãy ô hai tầng là chơi được. Cách chơi : Chia 4 hay 5 viên sỏi ở mỗi ô.Trẻ em và người lớn ở Phi châu đều thích chơi ô ăn quanMỗi lượt đi thì rải một vòng, tùy hướng, và rải hết, hễ có một ô trống vừa hết sỏi, thì được ăn ô cách đó. Rồi bốc ô tiếp sau đi tiếp, nếu bên kia ăn hết sỏi hoặc hết ô dự trữ hai đầu thì ván chơi kết thúc, và thắng thua căn cứ vào số điểm ăn được. Ở các vùng khác nhau có quy định và sáng tạo mới của người chơi. Trò chơi rất có ý nghĩa với người châu Phi. Họ còn gọi là trò chơi gieo hạt và thu hoạch. Hạn hán mà hết hạt gieo là mất mùa, thua thiệt. Trò chơi mang tính trí tuệ vừa mang tính chất giáo dục. Phải tính toán để có hạt giống gieo cho vụ sau. Trong trường hợp hết hạt gieo, đối phương cho vay một hạt, nếu đi được mà ăn đối phương vài hạt thì trò chơi tiếp diễn, nếu không còn đường đi tiếp, vì các ô khác đã trống, còn ít, không đủ quân mà rải là thua. Cuộc sống vất vả, đời sống con người gắn liền với nông nghiệp, hiểu rõ sự quý giá của hạt giống, nên trò chơi đều có gắn với những câu nói về cuộc sống mang ý nghĩa giáo dục.Trò chơi này cũng được truyền sang Philippines cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, các quy tắc và tùy hoàn cảnh, câu đồng dao đi kèm đã biến đổi theo địa phương mỗi nước. Trò này ở Philippines gọi là dakon.Trò này sang đến xứ Ả rập trở thành mancala (có nghĩa là di chuyển). Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy đồ chơi này trong một ngôi mộ ở Ethiopie từ thế kỷ thứ tám. Hiện nay trò chơi vẫn còn giữ nguyên ở nhiều nước châu Phi. Trò chơi theo những người nô lệ da đen sang tận Mỹ và đảo Caraibes. Trò chơi được nhà phương Đông học Thomas Hyde ghi nhận trong cuốn sách De Ludis Orientalibus Libri Duo (1694 Oxford).Người Pháp vẫn để nguyên tên Awalé (có nơi awélé). A-wa-lé đọc lơ lớ nghe như ô ăn oan. Trò chơi đến VN, vào thời điểm chính quyền Pháp muốn xóa bỏ ảnh hưởng văn hóa Tàu, các nhà nho Tây học, tân tiến có xu hướng chống phong kiến quan lại, khát vọng dân chủ Tây phương, nên đã lái cái tên thành “ô ăn quan” và sáng tạo thêm hai hòn sỏi to tượng trưng như hai ông quan ở hai đầu. Hai vòng cung hai đầu tạo cảm giác như cung các nhà quan, và hai viên to thể hiện quyền lực và sự giàu có. Trò chơi không còn ý nghĩa gieo hạt để vụ sau, trở thành một trò chơi chống quan lại, lấy của quan chia cho người nghèo (các ô khác). Kết thúc trò chơi với câu “Hết quan toàn dân kéo về”. Câu nói và trò chơi làm tôi liên tưởng đến câu ca dao thuộc lòng thời thơ ấu: “quan có cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang” hay “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”.Đa dạng trò chơi Awalé.Theo một số nhà toán học, cuộc chơi có thể kéo dài không phân thắng bại đến 51 tiếng với 889?063?398?406 lần đi.Nói thêm về sự chuyển âm Việt hóa, trò chơi rải ranh cũng do người Pháp mang đến. Tên trò chơi này ghép hai từ Việt và Pháp. Trò chơi có nghĩa là rải hạt. Hạt tiếng Pháp là grain (phát âm nhanh nghe lơ lớ gần như “ranh” tiếng Việt). Rất nhiều thành ngữ, từ Việt đã được kết hợp, biến hóa từ tiếng Pháp. Ví dụ nói ba láp (palabre) có nghĩa là nói linh tinh – được ghép hai từ Việt và Pháp (nói + ba láp); Cua gái ngày nay thế hệ trẻ còn gọi cưa gái. Thành ngữ này thực ra gốc Pháp (faire la cour có nghĩa tán gái). Nay nhiều người lại nghĩ ra gốc từ cái cưa gỗ.Rất tiếc trẻ em Việt bây giờ hầu như chỉ chơi máy tính, điện thoại, những trò chơi có tính chất dân gian và giáo dục cao mất dần. Ở châu Âu, dù cuộc sống đầy đủ, nhưng các trò chơi kiểu này vẫn được các thầy cô giáo dạy trong trường và được sản xuất bày bán càng ngày càng hấp dẫn trẻ em.Theo tienphong  

SHARE