6 thói quen ngủ giúp bé cao lên

Chiều cao của bé không chỉ do gen di truyền chi phối mà còn do ảnh hưởng của môi trường như thói quen ăn uống, tình trạng giấc ngủ…

Ngủ trước 10g tối

Việc bố mẹ thích ngủ muộn sẽ khiến đứa trẻ trở thành con cú đêm. Theo khoa học, não bộ của trẻ đến buổi tối sẽ tiết ra một hoocmon tăng trưởng. Trẻ có thói quen ngủ muộn, hoocmon đó sẽ tự nhiên suy giảm làm ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Do đó, bố mẹ cần nhắc trẻ đi ngủ muộn nhất trước 10g tối hàng ngày đồng thời cần nghiêm khắc thực hiện để hình thành thói quen cho trẻ. Tốt nhất trong giai đoạn từ 3 – 6 tuổi trẻ nên ngủ đủ từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày và đi ngủ sớm trước 10g.

Thói quen ngủ đúng cách

Tránh việc để trẻ nằm gối cao. Nó vô tình làm cho chiều cao của trẻ không thể phát triển được. Bởi khi gối đầu cao, cổ sẽ bị cong, làm xương cột sống cong theo, lâu dẫn sẽ bị gù xương ở cổ hoặc vai. Thói quen này có thể khiến người Việt  Nam mất đi từ 1 đến 4 phân chiều cao.

Cho trẻ nằm sấp rồi ngủ có thể làm trẻ bị ngạt thở. Một số trường hợp nguy hiểm còn có thể gây tử vong cho trẻ ngủ ở tư thế này. Các chuyên gia khoa học gọi đó là cái chết bất ngờ. Bởi thế khi đặt trẻ ngủ, người lớn nên để trẻ nằm ngửa và không có cái gì che mũi, miệng trẻ.

Các chuyên gia y tế cho biết, bộ não của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Do đó khi người lớn bế trẻ trên tay và rung lắc, trẻ có thể bị xuất huyết não, tê liệt chân tay, thậm chí đe doạ tới tính mạng của trẻ.

 - hình 1
Bố mẹ cần nhắc trẻ đi ngủ muộn nhất trước 10g tối hàng ngày và ngủ đúng tư thế.

Ngủ sâu giấc

Có những trẻ rất thính ngủ. Chỉ một động tác hay một âm thanh nhỏ cũng làm đứa trẻ tỉnh giấc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thời gian ngủ không đủ có thể tác động đến chiều cao của trẻ. Nghiên cứu chứng minh: một đứa trẻ có một giấc ngủ sâu, chúng sẽ ngày càng cao.

Thời gian đi vào giấc ngủ ngắn

Thời gian vào giấc ngủ ngắn dài cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Hoocmon tăng trưởng chỉ sinh ra lúc bé ngủ nên việc những đứa trẻ cứ đặt lưng lên giường là ngủ, cơ thể sẽ tự nhiên cao lên.

 Không ăn trước khi ngủ

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ ăn thức ăn phụ trước khi ngủ để trẻ khỏi đói và thức dậy trong đêm. Thực tế thì những chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ không thể tiêu hóa ngay được, dạ dày sẽ phải hoạt động làm trẻ ngủ không ngon giấc. Ăn như vậy sẽ khiến trẻ thậm chí còn thức dậy nhiều hơn vì vẫn muốn ăn giữa đêm.

Tập thói quen ngủ một mình

Ngủ chung với trẻ dẫn tới sự phụ thuộc của trẻ về tâm lý. Hơn thế nữa, khi người lớn ngủ chung với trẻ một giường, trẻ có thể khó hít thở được không khí trong lành. Nhiều mẹ gối đầu tay cho trẻ khi ngủ sẽ làm trẻ khó chịu, khó có giấc ngủ sâu.

Nguồn: afamily.vn

SHARE