7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn

Bạn cần phải hiểu tại sao mình lại đói và thực sự cảm thấy đói và có cảm giác thèm ăn. Có như vậy bạn mới giải quyết được đúng vấn đề và khỏe mạnh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn liên tục muốn ăn thứ gì đó? Rất có thể hậu quả sẽ là tăng cân, béo phì, rối loạn ăn uống hoặc một loạt bệnh kéo theo khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Vậy phải làm sao để kiểm soát chuyện ăn uống của bạn, làm thế nào để không còn cảm giác lúc nào cũng muốn ăn?

Trước tiên, bạn cần phải hiểu tại sao mình lại đói và thực sự cảm thấy đói và có cảm giác thèm ăn. Có như vậy bạn mới giải quyết được đúng vấn đề và đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 1.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn không thể dừng ăn, nói cách khác là bạn luôn cảm thấy đói và thèm ăn. Bright Side đã tổng hợp những nguyên nhân này và mong muốn mọi người sẽ nắm được vấn đề của mình để tự giải quyết một cách chủ động.

Nếu sau khi đã khắc phục những nguyên nhân này mà vẫn không loại bỏ được cảm giác thèm ăn liên tục thì bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra cẩn thận hơn.

1. Bạn khát nước

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 2.

Nếu bạn vừa ăn uống no đủ rồi mà lại cảm thấy đói ngay thì hãy nhớ lại lần cuối bạn uống nước là khi nào. Rất có thể nguyên nhân bạn thấy đói là do đang khát nước. Hãy uống một ly và đợi một lát, cảm giác đói sẽ giảm bớt, thậm chí bạn còn không cảm thấy đói nữa.

Nguyên tắc: Cách tốt nhất là duy trì thói quen uống nhiều nước vào buổi sáng và nửa giờ trước mỗi bữa ăn.

2. Ăn các nhóm thức ăn chứa calo rỗng

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 3.

Nhóm thực phẩm này chủ yếu là đồ ăn vặt, đồ ăn nhiều đường… Tuy chúng rất ngon miệng nhưng lại không chứa nhiều calo, không có các dưỡng chất thiết yếu, nhưng lại chứa nhiều năng lượng.

Cho dù chỉ ăn một lượng nhỏ nhưng những món ăn ngọt ngào cũng kích thích sự thèm ăn khiến bạn chỉ muốn ăn nữa, ăn mãi.

Nguyên tắc: Hãy chuyển sang sử dụng các món ăn lành mạnh có đầy đủ các chất dinh dưỡng và đa dạng vitamin, đồng thời nên giảm lượng carbohydrate nhanh để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Thiếu ngủ

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 4.

Nếu có được 7-8 tiếng khi ngủ ngon mỗi đêm bạn sẽ không bị đánh thức bạn vào ban đêm bởi cảm giác đói, thậm chí là đói cồn cào.

Vào ban đêm, cơ thể của chúng ta sản xuất hormone melatonin – hormone chịu trách nhiệm đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động đúng và vẻ bên ngoài của chúng ta.

Quy tắc: Ngủ trước nửa đêm để có thần thái tươi tỉnh, da dẻ tươi sáng và khỏe đẹp hơn.

4. Căng thẳng

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 5.

Khi bị căng thẳng, con người sẽ có hành vi theo 2 hướng, một là không thể ăn được gì và hai là muốn ăn tất cả mọi thứ. Nếu bạn thuộc nhóm thứ hai thì bạn đã biết cần xử lý tình trạng thèm ăn của mình theo hướng nào – đó là hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng.

Nguyên tắc: Bạn cần nhớ rằng, căng thẳng không phải là một cái cớ để ăn uống. Thay vào đó, hãy gọi điện thoại cho người thân, trò chuyện về những điều hay ho, đi dạo trong công viên, tập thể dục, đọc sách hoặc xem một chương trình truyền hình thú vị… để đẩy lùi cảm giác căng thẳng, tâm trạng tiêu cực.

5. Thiếu protein

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 6.

Bổ sung protein trong chế độ ăn uống chính là thêm cho bạn năng lượng để có cảm giác no và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Một chế độ ăn thiếu protein sẽ khiến bạn nhanh đói, thiếu năng lượng và càng muốn ăn nhiều nữa.

Nguyên tắc: Ăn rau quả là rất tốt, nhưng protein mới là cơ sở của chế độ ăn uống. Bạn có thể bổ sung protein từ sữa chua, thịt nạc, thịt gà, trứng…

6. Thiếu chất béo tốt

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 7.

Có nhiều loại chất béo khác nhau nhưng chất béo hữu ích nên nằm trong danh sách mua sắm hàng tuần của chúng ta. Những thực phẩm giàu chất béo tốt bao gồm: Dầu ôliu, cá đỏ, các loại hạt, quả bơ… Chế độ ăn uống có đầy đủ chất béo tốt giúp no lâu, điều hòa sự thèm ăn và ngăn ngừa việc ăn quá mức và hạn chế việc cảm thấy đói liên tục.

Nguyên tắc: Các thực phẩm chế biến sẵn cũng rất nhiều chất béo nhưng lại là chất béo trans có hại cho sức khỏe. Vì thế, nên tránh những thực phẩm này sẽ tốt hơn cho bạn.

7. Ăn khi di chuyển

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 8.

Từ thời thơ ấu, chúng ta đã được dạy rằng cần phải ngồi ăn tại một vị trí chứ không nên chạy lung tung. Hóa ra, đây không chỉ là một ý thích của bố mẹ chúng ta mà còn là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc tiêu thụ thực phẩm.

Nếu cứ vừa ăn vừa đi lại sẽ khiến cho cơ thể không có thời gian để hiểu được “việc ăn uống” của chúng ta, khiến não không nắm được tín hiệu no để thông báo dừng ăn. Ngược lại, nó còn phát ra tín hiệu yêu cầu ăn uống, làm cho bạn cảm thấy lúc nào cũng muốn ăn.

Nguyên tắc: Hãy ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách, đúng thời điểm thì mới điều chỉnh được lượng thức ăn bạn nạp vào mỗi lần ăn. Như vậy cũng sẽ làm cho bạn dễ chịu hơn. Một thủ thuật đánh lừa cơ thể là nhai từng miếng lâu hơn một chút để cơ thể hiểu được cơ chế ăn uống mà nó đang xử lý.

7 nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn - Ảnh 9.
Bất kì thói quen nào cũng có thể thay đổi, vậy tại sao bạn không thay đổi theo hướng tích cực? Hãy làm mọi thứ từng bước một để có kết quả tốt đẹp hơn, nhờ đó bạn cũng làm chủ được cơ thể mình cũng như đảm bảo mình luôn khỏe mạnh.
Nguồn: afamily.vn
SHARE