Ít ai biết rằng, 8 thói quen mà bậc cha mẹ nào cũng mắc phải dưới đây lại có ảnh hưởng tiêu cực tới trí thông minh và sự phát triển của con trẻ.
1. Nuôi suy nghĩ “không thể thua ngay từ vạch xuất phát”
Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn mang trong mình quan niệm: Không thể để con cái thua ngay từ vạch xuất phát.
Vì vậy, họ không ngần ngại tiêu tốn thời gian, của cải, sức lực để bắt ép con trẻ học thật nhiều kiến thức ngay từ khi chưa vào lớp mà vô tình bỏ qua cảm nhận của các bé.
Đây chính là lý do mà không ít trẻ dù cố gắng đến đâu những vẫn mãi không thể đuổi kịp những kỳ vọng vô bờ bến và không ngừng tăng cao từ phụ huynh.
Tham vọng thái quá của các bậc làm cha làm mẹ đã vô tình tạo thành áp lực đè nặng lên vai con trẻ, thậm chí gây cho các bé bóng đen tâm lý về ám ảnh mang tên thất bại.
Trải qua nhiều lần cố gắng hết mình nhưng lại chẳng thể thành công như mong muốn, trẻ sẽ dần đánh mất niềm tin vào bản thân và buông bỏ sự nỗ lực, cố gắng.
Lâu dần, các em trở nên ngày một tự ti, thậm chí chậm hiểu, ù lì. Đó chính là lý do mà các bậc cha mẹ nên giúp con nuôi dưỡng đam mê chứ không phải bắt ép các bé chạy theo thành tích ngay từ khi còn nhỏ.
Đừng để con trẻ đánh mất tuổi thơ vì “bệnh thành tích” từ nhà trường và gia đình. (Ảnh minh họa).
2. Không ngừng biến con trở thành “mọt sách”
Lời nói của các bậc phụ huynh có tác động trực tiếp tới con trẻ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các bé.
Với đời sống phát triển như hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đã giúp con hình thành thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ để mở rộng nhận thức và rèn luyện khả năng tuy duy.
Tuy nhiên, nếu phụ huynh không thể tạo hứng thú và xây dựng một môi trường đọc sách tốt, thì việc ép con đọc sách sẽ trở nên “lợi bất cập hại”.
Bên cạnh việc thường xuyên mua sách cho các bé, phụ huynh cũng nên lưu tâm, tăng cường trao đổi, thảo luận với trẻ về nội dung cuốn sách, tìm hiểu sở thích đọc sách của con cái…
3. Cho trẻ ăn quá no
Lo sợ con bị đói là suy nghĩ luôn thường trực trong tâm trí của nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy, không ít các ông bố, bà mẹ có thói quen ủng hộ con cái ăn nhiều, thậm chí cho con ăn quá no.
Nhưng ít ai biết rằng, việc ăn quá no dễ khiến các bé buồn ngủ, mệt mỏi, lười vận động, khiến tế bào não trở nên trì trệ.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn quá no trong một thời gian dài có khả năng làm tế bào sớm lão hóa, gây suy giảm trí lực.
Cùng với đó, chất lượng bữa sáng cũng có liên hệ trực tiếp tới việc phát triển trí tuệ. Vì vậy, riêng đối với bữa sáng, trẻ cần ăn đủ no và đảm bảo hấp thu đủ chất dinh dưỡng.
Ăn quá no là thói quen “lợi bất cập hại” đối với cơ thể của trẻ em. (Ảnh minh họa).
4. Để trẻ thường xuyên thức khuya
Thức đêm là thói quen thường thấy ở không ít các gia đình hiện đại. Vậy nhưng, việc cho con giải trí bằng điện thoại, ti vi quá lâu vào buổi tối sẽ khiến các bé hình thành thói quen đi ngủ muộn và kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe.
Trẻ nhỏ thường xuyên thức khuya sẽ có nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng tới khả năng trao đổi chất, đồng thời làm tăng nguy cơ béo phì và mắc nhiều loại bệnh lý khác.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, thức đêm cũng là một hình thức khiến tế bào não nhanh chóng suy thoái, làm suy giảm trí thông minh, khiến trẻ dần trở nên chậm chạp, năng lực tư duy bị hạn chế.
5. Khiến con hình thành thói quen bạo lực
Thói quen quát mắng, thậm chí đánh đập con cái từ phía cha mẹ sẽ dần hình thành trong trẻ tư tưởng và hành vi bạo lực.
Những bé sống trong gia đình có phụ huynh nóng tính thường hình thành tính cách hướng nội, rụt rè, khép kín và có nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng, việc đánh mắng không giải quyết được triệt để vấn đề mà chỉ khiến cho trẻ chịu nhiều tổn thương về thể chất cũng như tinh thần.
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những trẻ được giáo dục theo phương thức phi bạo lực sở hữu trí thông minh cao gấp 5 lần so với những bé lớn lên trong môi trường bạo lực. Điều đó đồng nghĩa với việc, thói quen đánh mắng con cái sẽ gây suy giảm trí lực ở trẻ nhỏ.
Thói quen bạo lực từ người lớn sẽ khiến trẻ có xu hướng thực hiện những hành vi tiêu cực tương tự. (Ảnh minh họa).
6. Chỉ cho phép học, không cho phép chơi
Có không ít phụ huynh đem hết kỳ vọng ký thác lên người con em mình, bắt trẻ học liên tục không được phép nghỉ ngơi.
Mỗi khi nhìn thấy con đọc sách hay ngồi bàn học, họ sẽ rất mực vui vẻ, ân cần chăm sóc. Nhưng hễ thấy trẻ vui chơi là nổi giận đùng đùng, không ngừng mắng mỏ, cấm đoán con em mình.
Cũng có bậc cha mẹ quan niệm, trẻ con “chỉ cần chơi là không dứt ra được”, nên hằng ngày luôn kèm cặp con học tập, hạn chế cho các bé tự do vui chơi.
Kỳ thực, điều phụ huynh nên làm là giúp trẻ cân đối giữa thời gian học và chơi, để con vừa chăm chú học tập, lại vừa được hết mình thư giãn.
Các chuyên gia tâm lý học trẻ em cho rằng, việc “chơi mà học, học mà chơi” rất có lợi cho sự phát triển về trí não cũng như quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
7. Cấm con… khóc!
Đối với người làm cha, làm mẹ, giọt nước mắt của con cái luôn mang tới cho họ sự xót xa, đau đớn, kèm theo đó là sự tức giận, tự trách, bất an.
Đặc biệt, khi con cái khóc ở nơi đông người, hầu hết các phụ huynh đều mang tâm lý nhạy cảm trước ánh mắt xét đoán từ người khác.
Vì thế, không ít người đã tìm cách rèn luyện con cái hạn chế khóc lóc, thậm chí cấm con trai khóc vì đó là hành động… “giống con gái”!
Họ vẫn luôn ngây thơ nghĩ rằng, chỉ cần con cái không rơi nước mắt, mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đó. Nhưng ít ai biết rằng, khóc là bản năng tự nhiên nhằm giải tỏa tâm trạng và đem lại không ít lợi ích cho sức khỏe.
Nếu trong quá trình trưởng thành, trẻ em không được giải phóng cảm xúc đúng lúc, thì bé khó có thể trở nên thông minh và hiểu chuyện.
Cấm đoán con giải tỏa cảm xúc một cách tự nhiên chỉ khiến trẻ càng trở nên khó bảo. (Ảnh minh họa).
8. Thường xuyên đưa ra các ám thị tiêu cực
Khiêm tốn vốn được coi là một đức tính cần rèn luyện. Nhưng tỏ ra khiêm tốn bằng cách chê con “ngốc” trước mặt người ngoài lại là điều không nên.
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên bắt gặp những câu nói mang tính chất khiêm nhường từ các phụ huynh khác như: “Con nhà tôi chẳng bằng được một góc cháu nhà chị”, “thằng bé nhà tôi có biết cái gì đâu”…
Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng rằng “nói xấu” con mình là một cách để tỏ ra khiêm tốn trước mặt người khác. Mặc dù mọi người đều biết rõ thực lực của con trẻ, nhưng từ những lời bâng quơ của cha mẹ, các bé lại tự cho rằng mình thực sự “ngốc”, thực sự “chẳng biết gì”.
Những ám thị tiêu cực này sẽ khiến con trẻ sinh ra tâm lý tự ti và hình thành nhiều suy nghĩ tiêu cực.