Thay vì uống cà phê, tôi chuyển sang uống một cốc nước hầm xương mỗi ngày và đây chính là kết quả

Cùng lắng nghe tâm sự của cô Stephanie Eckelkamp (Mỹ) để xem cơ thể cô ấy đã thay đổi thế nào sau một tuần uống nước hầm xương.

Tôi yêu tất cả mọi thứ về cà phê, từ mùi hương thơm ngát, vị đắng ngọt nơi đầu lưỡi, cuống họng và đặc biệt là sự ngập tràn năng lượng sáng tạo chảy vào não bộ chỉ vài phút sau khi nhâm nhi ngụm đầu tiên. Và cho đến thời gian gần đây, tôi vẫn muốn nói với mọi người rằng cà phê đem lại cho tôi quá nhiều thứ tốt đẹp, điều ấy duy trì mối quan hệ tuyệt vời giữa chúng tôi.

Thay vì uống cà phê, tôi chuyển sang uống một cốc nước hầm xương mỗi ngày và đây chính là kết quả - Ảnh 1.

Cà phê là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Eckelkamp.

Tuy nhiên điều ấy chỉ đúng nếu mỗi ngày tôi uống một tách cà phê cỡ nhỏ. Sau đó, mỗi ngày tôi uống 2 ly cà phê, mỗi ly có cỡ 300g-500g. Sẽ không có điều gì xảy ra và tôi vẫn uống những tách cà phê yêu thích ấy nếu chúng thực sự mang lại cho tôi sức mạnh siêu nhiên. Nhưng thực tế, tôi uống càng nhiều cà phê thì càng cảm thấy tồi tệ. Tôi chỉ cảm thấy năng lượng tăng lên ở mức đánh giá là “bình thường”.

Vì vậy, gần đây, tôi quyết định thực hiện một cuộc thử nghiệm: Đổi tách cà phê thứ hai trong ngày (vì không có cách nào giúp tôi bỏ hẳn ly cà phê buổi sáng) bằng nước hầm xương mỗi ngày ít nhất một tuần. Và đây là những điều đã xảy ra với cơ thể tôi!

Tại sao lại là nước hầm xương? Tôi nghĩ rằng đây là loại nước chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với lượng protein đủ lớn (5-10g/ khẩu phần), collagen có vai trò quan trọng trong việc giảm đau khớp đến chăm sóc da, tóc, móng khỏe mạnh hơn. Nếu bạn không có thời gian làm nước hầm xương cũng không phải quá lo lắng vì giờ đây loại nước này cũng được đóng gói dạng bột để pha với nước nóng và sử dụng ngay được.

Thay vì uống cà phê, tôi chuyển sang uống một cốc nước hầm xương mỗi ngày và đây chính là kết quả - Ảnh 2.

Cô gái quyết tâm giảm cà phê và thay bằng nước hấm xương để điều chỉnh sức khỏe tốt hơn.

Tất nhiên bạn có thể tự làm nước hầm xương tại nhà. Sau khi nghiên cứu, tôi đã thiết kế công thức nước hầm xương với xương lợn, xương gà hữu cơ đông lạnh và ninh trong nhiều giờ đồng hồ. Đây là những gì tôi nhận thấy khi tôi thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày của mình:

Tôi nhận được nguồn năng lượng mới

Tôi đã rất lo lắng khi bắt đầu thử nghiệm này, thậm chí ngay khi bắt đầu đã nghĩ nó sẽ thất bại. Vì vậy, tôi khá ngạc nhiên khi mình đã làm được, thậm chí trên thực tế còn cảm thấy khá tuyệt vời ngay sau khi nhấm nháp xong ly nước hầm xương. Nó cung cấp nguồn năng lượng – thứ mà tôi gọi là năng lượng giúp bình tĩnh. Không giống như cà phê có thể khiến tôi tăng thêm lo lắng, các dây thần kinh như muốn căng hết cả lên nếu uống quá nhiều, nước hầm xương giúp tôi tập trung vào công việc và trở nên điềm tĩnh hơn.

Điều này có thể xảy ra vì một vài lý do: Đối với một người, uống quá nhiều cà phê có thể làm giảm lượng vitamin B, giúp cơ thể tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng và căng thẳng – vì vậy uống vừa đủ cà phê có thể làm giảm stress. Còn với tôi, cảm giác dịu dàng mà mình đang trải nghiệm là do đang nhấm nháp một thứ gì đó giống như món canh gà giúp làm dịu những sợi thần kinh bị tổn thương. Sự gia tăng năng lượng mà tôi nhận thấy là nhờ lượng calo và protein trong nước hầm xương.

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là tôi cảm thấy hoàn hảo. Những buổi trưa đầu tiên không có cà phê, tôi phải vật lộn với cơn buồn ngủ. May thay, nó nhẹ nhàng hơn so với dự định ban đầu.

Thay vì uống cà phê, tôi chuyển sang uống một cốc nước hầm xương mỗi ngày và đây chính là kết quả - Ảnh 3.

Nước hầm xương đã giúp chữa dứt điểm bệnh thèm đồ ăn nhanh của Eckelkamp.

Sau vài ngày, bụng tôi không còn cảm giác cồng kềnh

Điều này thật kỳ lạ phải không? Tôi cũng nghĩ thế cho đến khi tìm hiểu thì thấy, cà phê có tính axit, có thể gây kích ứng và gây đầy bụng nếu bạn có dạ dày nhạy cảm. Nhưng với nước xương chứa nhiều collagen lại khác. Nó rất tốt trong việc điều trị bệnh đường ruột. Cụ thể, một amino acid trong collagen được gọi là glycine có thể giúp tiêu hóa và giải quyết hội chứng rò rỉ ruột.

Tôi đã có một tuần thử nghiệm hoàn hảo và vững chắc. Đặc biệt, tôi đã không quay trở lại với thói quen cũ. Kế hoạch tiếp theo là tiếp tục với canh hầm xương vào buổi chiều, thay cho ly cà phê đầy ụ.

Nước hầm xương: Vô vàn những lợi ích sức khỏe mà chúng ta không nên bỏ qua

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hầm xương lấy nước ngọt để ăn là câu chuyện từ bao lâu nay. Trong nước hầm xương có có một số chất khoáng vô cơ, nhưng khi được hấp thụ vào cơ thể người thì nó chuyển thành chất khoáng hữu cơ, tốt cho sức khỏe.

Thay vì uống cà phê, tôi chuyển sang uống một cốc nước hầm xương mỗi ngày và đây chính là kết quả - Ảnh 4.

Trong nước hầm xương có có một số chất khoáng vô cơ, nhưng khi được hấp thụ vào cơ thể người thì nó chuyển thành chất khoáng hữu cơ.

Trong quá trình hầm với nước, các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương như canxi, phốt pho và collagen sẽ bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài. Xét về mặt dinh dưỡng, tất cả những khoáng chất có nguồn gốc từ xương đều rất dễ hấp thu. Nếu gặp vấn đề tiêu hóa, nước hầm xương có thể hỗ trợ hoạt động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các amino axit như proline và glycine trong nước hầm xương không chỉ giúp cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn mà còn hạn chế tình trạng đầy hơi, tiêu chảy…

Chuyên gia cho biết thêm, trong nước hầm xương có nhiều khoáng chất như canxi, magiê, phốt pho và gelatin giúp tăng cường sức khỏe xương, giúp xương cứng, chắc khỏe hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ loãng xương. Glucosamine có trong nước hầm xương giúp xoa dịu những cơn đau khớp. Axit béo omega-3 còn giúp hạn chế viêm nhiễm, chăm sóc sắc đẹp phụ nữ…

Tuy nhiên, trong nước hầm xương có nhiều chất béo, do đó không nên cho trẻ nhỏ ăn. Hoặc nếu có ăn thì phải gạn bớt phần chất béo đi và không cho trẻ nhỏ ăn thường xuyên. Chúng ta cũng nên hầm xương của các loại động vật khác nhau, không chỉ là xương lợn mà có thể là xương gà, xương bò… để đa dạng dinh dưỡng.

Workshop

SHARE