Đi làm bằng xe đạp gấp giúp nhân viên linh hoạt hơn trước mọi trở ngại từ đó tăng năng suất lao động. Ngược lại, tắc đường mệt mỏi, ì ạch bên chiếc xe máy khiến năng lượng làm việc giảm sút, gây ra lười.
Nhân viên công sở uể oải trong giờ làm việc
Trong một bài phỏng vấn gần đây, ông Tuấn Hà – CEO Vinalink chỉ ra một thực tế rằng: “Nhiều người Việt trẻ bây giờ đi làm chỉ với một trong 2 mục đích, một là làm để lấy tiền và hai là làm để xem công việc này có đúng sở thích hay không”. Ít người có được tư tưởng xây dựng giá trị bản thân cao lên, từ đó đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Cũng bởi tư tưởng đó, họ sẽ rất nhanh chán việc và thụ động.
Nhìn sang phương Tây mới thấy rõ sự khác biệt, việc bố mẹ yêu cầu con tự lập sớm giúp các bạn trẻ nhanh chóng trưởng thành. Họ đi làm từ sớm, với tất cả năng lượng, mong muốn cống hiến cho công ty, cho xã hội, rồi từ đó lợi ích dành cho bản thân tự nhiên sẽ có, mà còn có rất nhiều.
Nhân viên của chúng ta thì vừa yêu cầu tăng ca là kêu gào mệt mỏi rồi bận bựu chuyện này chuyện kia. Vì thường ngày không biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý. Liệu bao nhiêu người trong số đó, dành thời gian rảnh cho thể dục thể thao cải thiện sức khỏe từ đó nâng cao tinh thần làm việc?
Ý tưởng khuyến khích nhân viên đi làm bằng xe đạp gấp ra đời
Quan sát cách mà nhân viên văn phòng tại các nước phát triển như Đức, Pháp, Hà Lan,… có được tinh thần hứng khởi và thái độ làm việc đầy nhiệt huyết mỗi ngày, phát hiện ra một chi tiết rất thú vị: họ không đi làm bằng xe máy như nhân viên Việt Nam, người đồng hành với họ mỗi ngày là… xe đạp gấp và phương tiện công cộng.
Điều này có thể ứng dụng tại Việt Nam không? Xem ra hoàn toàn có thể! Thậm chí hiệu quả mang lại còn cao hơn phương Tây.
Bởi với tình hình giao thông nước ta, thật khó để nói xe máy đi nhanh hơn xe đạp, chưa kể tắc đường kẹt cứng, xe đạp dễ luồn lách hoặc gấp gọn lại, nhấc bổng lên cao băng qua chỗ tắc – điều không thể làm được nếu đi phương tiện khác.
Với khoảng cách dưới 5 km từ nhà tới cơ quan, đạp xe đi làm là điều hoàn toàn có thể, vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa xả tress. Không còn căng thẳng, mệt mỏi thì công việc giải quyết nhanh và dễ như chở bàn tay. Đạp xe và quan sát thế giới xung quanh còn giúp nhân viên sáng tạo hơn – điều rất cần thiết tại các doanh nghiệp hiện nay.
Ở khoảng cách xa hơn, đạp gấp sẽ liên kết tuyệt vời với phương tiện giao thông công cộng để đưa họ tới nơi làm việc bởi tính năng gấp lại nhanh chóng, gọn nhẹ của mình. Khoảng cách từ nhà tới điểm bus hay từ điểm bus tới cơ quan không còn là một trở ngại khó vượt qua như trước đây.
Dễ dàng nhận thấy nhân viên đi xe đạp sẵn sàng làm việc khó hơn người khác. Tâm lý e ngại đường xa rồi lựa chọn xe máy, taxi,… làm phương tiện di chuyển khiến con người ta trở nên lười biếng và thích hưởng thụ hơn những người vận động thường xuyên. Không tin, hãy thử so sánh 2 người đi xe đạp và đi xe máy về khả năng sẵn sàng hành động có độ khó cao xem kết quả ra sao!
Ngoài ra, lợi ích kinh tế là điều không thể bàn cãi khi đạp xe. Thay thế xe máy bằng xe đạp giúp tiết kiệm đáng kể tiền xăng xe hàng tháng, đời sống dư dả hơn càng giúp nhân viên có động lực làm việc.
Quan sát tại cửa hàng xe đạp gấp Papilo (website http://papilo.vn/) – tác giả thấy có rất nhiều mẫu xe hay, gấp gọn để vừa được 2 – 3 chiếc vào cốp ô tô nhưng duỗi ra thì đi nhanh, chắc chắn, không chỉ phù hợp với dân văn phòng mà mọi thành viên trong gia đình đều đi được.
Anh Thịnh – Giám đốc một công ty thiết kế tại Hà Nội chia sẻ: “Thời gian đầu, mình thưởng nóng cho nhân viên nào đạp xe đi làm, về sau, chẳng cần thưởng, nhân viên vẫn hứng khởi lắm. Sau nửa năm, tổng kết lại thấy hiệu suất làm việc tăng gần gấp đôi năm ngoái.”
Chữa bệnh “lười” không khó, chỉ khó khi CEO không biết tạo cảm hứng làm việc. Giải pháp khuyến khích nhân viên đi làm bằng xe đạp gấp cần được lan rộng hơn nữa, trở thành phong trào tiêu biểu của khối văn phòng Việt Nam. Không chỉ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội hiện đại, văn minh, sạch đẹp.
Theo Trí Thức Trẻ