Để vào Amazon làm việc, bạn cần phải có phẩm chất gì để thuyết phục ông chủ Bezos?

Jeff Bezos thành lập Amazon vào năm 1994 chỉ như một cửa hàng sách trực tuyến. Nhưng ngày nay khách hàng có thể mua mọi thứ tại đây, từ dầu gội cho đến tủ lạnh, với chỉ 1 cú click chuột và hàng sẽ được đưa tới trước cửa nhà chỉ trong vòng vài ngày.

Để vào Amazon làm việc, bạn cần phải có phẩm chất gì để thuyết phục ông chủ Bezos?

Sự thành công của Amazon cũng góp phần giúp người sáng lập Bezos nắm giữ danh hiệu một trong những người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ước tính khoảng 81,8 tỷ USD. Trong những ngày đầu tiên của Amazon, mỗi nhân viên đều đóng một vai trò quan trọng, vì vậy chất lượng của các nhân viên mới cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của công ty dựa trên những sản phẩm ý tưởng mà họ đưa ra. Trong thời gian đó, Bezos đã không chỉ tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc mà ông cũng rất khắt khe về việc thuê nhân viên giỏi nhất có thể.

Để vào Amazon làm việc, bạn cần phải có phẩm chất gì để thuyết phục ông chủ Bezos? - Ảnh 1.

Bezos đã nói chuyện với từng người được phỏng vấn trong suốt những năm đầu của Amazon, thậm chí còn đi xa hơn để phân tích tỉ mỉ kỹ năng của mỗi người. Trong các cuộc phỏng vấn kéo dài, sau khi phỏng vấn ứng cử viên, Bezos sẽ tiếp tục phỏng vấn theo kiểu khác, đôi khi xây dựng các biểu đồ tinh vi trên một bảng ghi chi tiết về các bằng cấp của người tìm việc. Bezos đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho bản thân và công ty của ông – và ông đã tổ chức một đội ngũ nhân viên với những tiêu chuẩn như vậy, dù họ chỉ là người mới.

Nicholas Lovejoy, nhân viên đầu tiên của Amazon, cho biết: “Một trong những tác phong nổi tiếng của ông ấy là mỗi lần chúng tôi thuê ai đó, mức lương của người đó sẽ cao hơn người trước, vì vậy hồ sơ tài năng tổng thể luôn được cải thiện”.

Bezos không phải là Giám đốc điều hành duy nhất có quan tâm cá nhân trong việc tìm kiếm tài năng và phẩm chất trong khi tuyển dụng. Chieh Huang, Giám đốc điều hành của Boxed, một doanh nghiệp thương mại điện tử khởi nghiệp với doanh thu hơn 100 triệu đô la mỗi năm, phỏng vấn mọi ứng viên về công việc cá nhân để hiểu được đạo đức công việc của họ, tìm kiếm quyết tâm và động lực thúc đẩy họ vươn lên. Mức độ quyết tâm đó cho thấy ứng viên sẵn sàng chấp nhận làm việc như thế nào. “Tôi cố gắng gợi lên cảm giác đói của người này và quan sát xem họ có bao nhiêu sức chịu đựng,” ông nói, “vì việc xây dựng một công ty không phải là dễ dàng.”

Các nhà doanh nghiệp khác đã có lại những cách tiếp cận khác thường hơn để tìm ra ứng cử viên có thích hợp hay không: giám đốc điều hành của Barstool Erika Nardini đã nhắn tin cho các ứng cử viên vào buổi sáng chủ nhật để xem họ sẽ trả lời nhanh như thế nào và Mike O’Neill, Giám đốc điều hành của BMI, mời ứng viên đi ăn và nhờ họ chọn nhà hàng để anh ta có thể biết lý do sự lựa chọn của họ.

Mặc dù những quy trình thuê nhân viên và các thủ thuật có vẻ cực đoan và gây khó chịu đối với những người ngồi trên ghế nóng – nhưng các doanh nhân vẫn thực hiện vì họ biết rằng, việc xây dựng đội ngũ tốt nhất có thể là cần thiết vì một doanh nghiệp thịnh vượng.

Theo Trí thức trẻ

SHARE