Vì ăn đồ ăn vặt suốt ngày, bé trai Trung Quốc lười ăn cơm trong bữa chính dẫn đến xuất huyết dạ dày và ung thư.
Đồng Đồng (6 tuổi, Trung Quốc) được xem là “bảo bối” của đại gia đình nên người lớn hết sức chiều chuộng. Ngoài ra, bé còn được mẹ chăm lo kỹ càng và đáp ứng bất cứ đòi hỏi gì.
Tới giai đoạn mọc răng sữa, cả nhà đã đặt mua những loại bánh tập nhai đặc biệt từ nước ngoài gửi về với mong muốn bé có thể ngon miệng, hay ăn chóng lớn.
Sau khi Đồng Đồng lớn hơn, người mẹ lại chăm chút hơn nữa trong việc mua đồ ăn cho bé. Chị mua rất nhiều đồ ăn vặt như bánh ngọt, bánh bao, kẹo trái cây, bim bim khoai tây… Thậm chí còn thường xuyên tích trữ đồ ăn nhanh trong tủ lạnh để chiều sở thích của con.
Theo thời gian, Đồng Đồng dần quen với mùi vị của những đồ ăn vặt, bé không chịu ăn cơm trong bữa chính suốt thời gian dài.
Người mẹ thường xuyên tích trữ đồ ăn nhanh trong tủ lạnh để chiều sở thích của con.(Ảnh Mamatify)
Mấy tháng gần đây, Đồng Đồng chán ăn tất cả đồ ăn vặt. Bé thường xuyên nhăn nhó nói với mẹ đau bụng kèm triệu chứng nôn thậm chí đi ngoài ra phân đen.
Lo lắng cho sức khỏe của con, cha mẹ đưa bé vào viện xét nghiệm. Vì trong phân có máu nên bác sĩ chẩn đoán có thể bé bị xuất huyết dạ dày. Sau khi khám chuyên sâu bác sĩ thông báo kết quả tiểu Đồng đã bị Ung thư dạ dày , nguyên nhân xuất phát từ việc ăn uống thiếu khoa học.
Đồng Đồng bị ung thư dạ dà vì thói quen ăn đồ ăn vặt. (Ảnh Mamatify)
Khi nghe người mẹ chia sẻ việc cho con ăn đồ ăn nhanh, bác sĩ cho biết đây là hành động thiếu hiểu biết gây hại cho sức khỏe của bé. Hầu hết đồ ăn nhanh là thực phẩm giàu axit béo, tác nhân gây khó khăn trong việc trao đổi chất. Tích tụ lâu ngày làm tăng gánh nặng cơ thể, một số món còn làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Nếu ăn đồ ăn nhanh trong thời gian dài, bé rất dễ béo phì hoặc gặp vấn đề về dạ dày. Ngày nay, người mắc bệnh dạ dày có xu hướng trẻ hóa, thậm chí có bệnh nhân bị ung thư dạ dày khi mới lên 5 tuổi.
Trẻ nhỏ có nguy cơ bị ung thư dạ dày, nguyên nhân xuất phát từ việc ăn uống thiếu khoa học. (Ảnh Minh họa)
Phần lớn trẻ ở độ tuổi này mắc bệnh dạ dày vì không ăn bữa chính, thích ăn đồ ăn vặt, thực phẩm có màu sắc sặc sỡ dạng bánh kẹo ngọt tẩm đường. Những thực phẩm này có nhiều axit béo chuyển vị làm quá trình trao đổi chất chậm, tăng gánh nặng lên cơ thể.
Một số thực phẩm nên nói “không” với trẻ nhỏ hoặc hạn chế sử dụng:
Socola
Socola rất giàu axit béo trans gây hại cho hệ tim mạch. Ngoài ra còn có chất ngọt, chất bảo quản, chất tạo hương vị, màu sắc… không có lợi cho sức khỏe của bé.
Mì ăn liền
Một gói mì ăn liền có thể có đến 25 loại phụ gia thực phẩm. Trẻ em khi tiêu thụ lâu dài dẫn đến chứng hạ kali máu – rối loạn điện giải thường gặp trong khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực. Có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Thịt hun khói, xúc xích, khoai tây chiên
Các chất phụ gia bao gồm natri nitrit, kali sorbate… có thể hình thành hợp chất hóa học nitrosamines, một trong những tác nhân gây ung thư.
Trà sữa, kẹo cao su
Chất sorbitol có nhiều trong kẹo cao su là một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Hóa chất này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Thạch
Thành phần của thạch chủ yếu là chất làm đông, phẩm màu, hương liệu, chất tạo ngọt,nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của bé.