Chỉ có 10% người dùng Việt Nam đang sử dụng phần mềm có bản quyền

[​IMG]
Mặc dù vấn đề bản quyền ở Việt Nam ngày càng được chú trọng nhưng số lượng người sử dụng phần mềm có bản quyền vẫn không tăng cao, chỉ mới đạt khoảng 10%, đồng nghĩa với việc có tới 90% người dùng Việt đang sử dụng phần mềm không bản quyền.

Vi phạm phần mềm bản quyền là vấn đề rất đáng lo ngại tại Việt Nam. Việc vi phạm không chỉ mang lại rủi ro về kinh tế và đầu tư cho doanh nghiệp, người tiêu dùng như mất hết dữ liệu, lộ thông tin tài khoản ngân hàng hay các bí mật thương mại… khi rất nhiều phần mềm lậu xuất hiện trên thị trường đã bị nhiễm sẵn các loại mã độc như các loại virus, chương trình xâm phạm riêng tư (trojans), phần mềm gián điệp (spyware)…

Hơn nữa, các phần mềm lậu đều không có khả năng tự cập nhật các bản vá lỗi bảo mật từ nhà sản xuất phần mềm. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chưa kể những rủi ro về mặt pháp lý mà người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu sử dụng phần mềm không có bản quyền.

[​IMG]

Chỉ có 10% người dùng Việt Nam đang sử dụng phần mềm có bản quyền 

Vì vậy Việt Nam hiện đang tích cực để cải thiện vấn đề trên. Theo thông tin được đăng tải trên VTV, chuyên gia an ninh mạng Võ Đỗ Thắng, cho biết, dù gần đây số lượng người sử dụng phần mềm có bản quyền ở Việt Nam đã tăng lên nhưng con số này cũng mới đạt khoảng 10%.

Không chỉ ở Việt Nam, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tới 60% máy tính sử dụng phần mềm không bản quyền. Theo báo cáo về an toàn mạng được thực hiện bởi Trường Đại học Quốc gia Singapore, cứ 5 máy tính thì có tới 3 máy sử dụng phần mềm phi pháp, gây thiệt hại 19 tỷ USD.

Thậm chí trong một số ngành quan trọng, tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền còn cao một cách đáng ngạc nhiên. Con số trên đã là sự nỗ lực lớn của chính phủ trong việc tăng cường bảo hộ và thực thi bản quyền phần mềm thông qua các chương trình nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá, ở Việt Nam, hầu hết các máy tính để bàn và xách tay tại doanh nghiệp đều đang được cài bản Office này, nhưng phần lớn đều là cài đặt bản crack, không có bản quyền.

Phần mềm crack và luôn đi kèm rủi ro ẩn chứa các mã độc, có nguy cơ phá hỏng hệ thống máy tính, đe dọa dữ liệu lưu trên các ổ cứng. Thêm nữa, hacker sẽ xem tài khoản máy tính người dùng như một món hàng có thể rao bán trên mạng để đổi lấy thu nhập của chúng.

Vấn đề bản quyền càng nóng hơn bao giờ hết bởi trong thời gian gần đây liên tục xảy ra những sự cố liên quan đến các mã độc và đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, từ cá nhân tới các tập đoàn lớn.

Đối với người dùng bình thường, việc bị mã độc xâm nhập hệ thống từ phần mềm không bản quyền đã là nguy hiểm khi dữ liệu cá nhân có thể bị đánh cắp, mất quyền điều khiển thiết bị. Với các doanh nghiệp, công ty, mối nguy này còn lớn hơn gấp nhiều lần.

Những thông tin trên đang cho thấy các doanh nghiệp đang xem nhẹ vấn đề bản quyền cũng như các nguy cơ tấn công bảo mật có thể xảy ra khi sử dụng phần mềm lậu. Nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tư vì sợ chi phí cao mà chỉ chấp nhận việc sử dụng “tạm bợ” các phần mềm không có bản quyền.

SHARE