Sự phát triển đáng kinh ngạc của đế chế do Jeff Bezos làm ông chủ đã khiến các doanh nghiệp toàn cầu ngưỡng mộ
Ngày nay Amazon là gã khổng lồ công nghệ và bán lẻ nhưng ít ai biết tiền thân của “dòng sông lớn nhất thế giới” là một cửa hàng sách trực tuyến và không có lãi cho đến năm 2001. Năm 2019, doanh thu của Amazon đã lên tới hơn 72 tỷ đô la. Sự phát triển đáng kinh ngạc đế chế cho Jeff Bezos làm ông chủ đã khiến các doanh nghiệp toàn cầu ngưỡng mộ.
1. Tận dụng trí tuệ nhân tạo AI
Alexa chính là một “nhân chứng sống” về cách Amazon sử dụng AI và máy móc tự động để tạo nên trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng, thu thập dữ liệu để hiểu sâu hơn về hành vi của khách hàng và gia tăng doanh thu.
Với sự phát triển của công nghệ số và Internet, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng chiến lược kinh doanh sử dụng trí tuệ nhân tạo như Amazon, ví dụ điển hình là sử dụng chatbot để hỗ trợ chăm sóc khách hàng.
2. Truyền cảm hứng cho khách hàng từ website
Website của Amazon không đơn thuần chỉ là một cửa hàng trực tuyến để trao đổi mua – bán. Đây còn là điểm đến lý tưởng để khách hàng có thể tìm kiếm, lựa chọn mua sản phẩm bằng chính những đáng giá phản hồi của những người đã sử dụng. Khách hàng có thể tự do nói nên ý kiến của mình về sản phẩm, dịch vụ mà họ đã bỏ tiền ra mua.
Amazon coi website bán hàng của mình chính là nơi truyền cảm hứng, tạo trải nghiệm khách hàng. Khách hàng vừa có thể cập nhật những thông tin và sản phẩm vừa nắm bắt được nó thực sự tốt như lời nhà cung cấp nói hay không một cách khách quan nhất.
3. Hãy tích cực và chấp nhận rủi ro
Jeff Bezos đã viết trong lá thư gửi các bên liên quan của mình: “…thất bại và phát minh là cặp song sinh không thể tách rời. Để phát minh ra bạn phải thử nghiệm, và nếu bạn biết trước rằng nó sẽ hoạt động, đó không phải là thử nghiệm.”
Amazon đã trải qua rất nhiều sóng gió và khó khăn mới đi đến được thành công hôm nay. Trước Amazon Marketplace cho phép bên thứ 3 bán hàng thông quan nền tảng của họ, công ty đã thử Amazon Auctions và zShops. Sự đổi mới không đến mà không chấp nhận rủi ro và tạo ra một số bước đi sai lầm, vì vậy hãy học cách đón nhận thất bại như một bước đệm trên con đường dẫn đến thành công lớn hơn.
4. Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng
Từ Amazon Web Services (AWS) đến Alexa đều cho phép tùy chọn điện toán đám mây trả tiền. Khách hàng có thể đơn giản hóa việc sắp xếp lại các sản phẩm bằng âm thanh của mình. Amazon đã tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ, phục vụ cả chính họ và khách hàng của họ.
Các điểm chạm khách hàng trên chiếc bánh răng liên tục khiến người dùng cảm thấy mình được quan tâm, chăm sóc một cách đặc biệt. Khách hàng chính là là nhân vật gián tiếp duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tất cả chiến lược kinh doanh, ô hình kinh doanh muốn thành công, đừng quên điều cốt lõi là “khách hàng”.
5. Luôn đổi mới, phát triển công ty lớn mạnh hơn
Từ một cửa hàng bán lẻ trực tuyến, công ty hoạt động trong gara ô tô của gia đình Jeff Bezos, ngày nay Amazon đã vươn tầm ra thế giới khi được biết đến là trang thương mại lớn và uy tín nhất. Khách hàng có thể tìm kiếm và mua sắm mọi thứ trên website này.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới khởi nghiệp xây dựng thương hiệu đồng thời cung cấp các sản phẩm, dịch vụ miễn phí để thu hút khách hàng là cần thiết. Amazon tiếp cận khách hàng bằng mật độ phủ sóng từ Amazon Fresh – cửa hàng tạp hóa, Amazon Prime – quà tặng sinh nhật vào phút cuối, Amazon Prime Video – các bộ phim.
Thành công của Amazon được thể hiện trên những con số cụ thể doanh thu tăng mỗi năm đã chứng minh chiến lược kinh doanh của họ phù hợp, đúng đắn. Trong tương lai, trang thương mại khổng lồ này còn mang đến cho thế giới hết bất ngờ này đến bất ngờ khác về con số lợi nhuận và những bài học Amazon dạy các doanh nghiệp là vô tận.
Theo Trường DN HBR