Đừng đổ ‘tiếng ác’ cho mạng xã hội chỉ biết câu like, mua vui, nó là công cụ kết nối tình người!

So sánh với những trò câu like, mua vui trên mạng thì rõ ràng sức mạnh của cộng đồng mạng với xã hội là vô cùng lớn. Khi cái tốt được nhân rộng sẽ át đi sự méo mó, chệch chuẩn.

Sáng ra, mở facebook là nhan nhản những thông tin “sốc, sex, sến” và hàng loạt những thông tin vô bổ, “chướng tai gai mắt” mà các “anh hùng bàn phím” tung lên mạng khiến nhiều người cảm thấy bực bội, ức chế, thậm chí tụt hết cảm hứng làm việc của một ngày mới bắt đầu.

Những thông tin đánh ghen, mua tình đổi tiền, nói xấu… lan truyền trên mạng xã hội facebook với “tốc độ ánh sáng”. Hàng loạt các vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến tình trạng sống ảo, trào lưu “câu like”, “nói là làm” trên facebook trong một bộ phận giới trẻ. Chẳng hạn như đủ like sẽ đánh nhau, đốt xe 100 triệu, tự thiêu, nhảy cầu rồi quay clip tung lên mạng xã hội… Điều này làm cho bức tranh xã hội tràn ngập một màu đen.

Đừng đổ 'tiếng ác' cho mạng xã hội chỉ biết câu like, mua vui, nó là công cụ kết nối tình người!

Nữ sinh này từng đăng lên Facebook rằng nếu đủ 1.000 like (thích) sẽ mang xăng tới đốt trường.

Đừng đổ 'tiếng ác' cho mạng xã hội chỉ biết câu like, mua vui, nó là công cụ kết nối tình người!

Vô tư tự sướng trong đám tang người thân.

Có lẽ, chưa khi nào, vấn đề xử lý các thông tin phản ánh tiêu cực trên mạng xã hội facebook lại nóng như thời gian vừa qua. Dường như, nhiều người đang “ngộ nhận” về vai trò của facebook, họ sử dụng chúng như một trò mua vui.

Khách quan, nếu sử dụng facebook, mạng xã hội như một tiện ích để phản biện, để giúp người khác sửa cái không tốt là một điều tích cực. Nhưng nếu lại sử dụng nó để vu khống, phát biểu thiếu trách nhiệm là chuyện không thể chấp nhận được.

Tất cả những trò “câu like” phản cảm khiến cho bất kỳ ai khi tiếp cận cũng phải… “sôi máu, nóng mắt”. Nhiều người phải thốt lên rằng, nếu không tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, có định hướng sử dụng internet và mạng xã hội cho thanh thiếu niên thì những sự việc như trên là một hệ lụy lớn của xã hội. Hành động của những “anh hùng bàn phím” đáng bị lên án và cần phải loại bỏ.

Nhưng, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Nhiều người lên án facebook, mạng xã hội đã ‘tiếp tay” cho hàng loạt những vụ việc tiêu cực phát sinh. Song mạng xã hội không có lỗi, lỗi là do người sử dụng chúng vào mục đích gì mà thôi.

Thực tế cho thấy, facebook, mạng xã hội là một tiện ích mà các “thần dân” của xã hội hiện đại có cơ may được sử dụng. Qua các trang mạng xã hội, không riêng facebook, con người thực hiện được nhiều giao tiếp liên cá nhân, không phải thông qua các thiết chế, tổ chức, ràng buộc có tính chất truyền thống, mặc định của xã hội. Nó là phương tiện để phát triển hơn cá nhân trong xã hội. Rõ ràng, trên mặt lý thuyết đó là một cơ may, một tiện ích tích cực.

Công bằng mà nói, các trang mạng xã hội một mặt giúp các thành viên trong xã hội thể hiện được tính cá nhân, thực thi quyền con người. Mặt khác nó là sợi dây liên kết nối liền những khoảng cách về địa lý, khó khăn về kinh tế cũng như thắp sáng tình người dần ấm lên.

Chắc hẳn, dư luận không thể nào quên câu chuyện cảm động về một gia đình ở Thanh Hóa đã tìm thấy cô gái bị thất lạc 16 năm nhờ những chia sẻ trên facebook. Có ai ngờ, công nghệ số đã giúp những phận người đang chìm trong tận cùng đau khổ lại được tiếp thêm nhựa sống khi biết tin con gái vẫn còn sống nơi đất khách quê người. Dẫu có cách xa về địa lý, chưa thể đoàn tụ, nhưng niềm hạnh phúc đó như “rơi ụp” từ trên trời xuống.

Từ sự việc trên, sẽ có hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu người phải thừa nhận sức mạnh của mạng xã hội, facebook. Có biết bao câu chuyện, hoàn cảnh về những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, bệnh tật được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội. Những mảnh đời này bất hạnh này đã được góp thêm tiếng nói lan tỏa kêu gọi những tấm lòng tương thân tương ái. Cũng qua đó mà các mạnh thường quân, tổ chức từ thiện có thêm cơ hội cứu người, giúp đời thêm tươi sáng.

Đừng đổ 'tiếng ác' cho mạng xã hội chỉ biết câu like, mua vui, nó là công cụ kết nối tình người!

Đừng đổ 'tiếng ác' cho mạng xã hội chỉ biết câu like, mua vui, nó là công cụ kết nối tình người!

Ở đâu có khó khăn, ở đó có sự chia sẻ.

Mạng xã hội được sử dụng đúng mục đích, đó là công cụ kết nối những con người ở mọi miền Tổ quốc. Ở đâu có khó khăn, ở đó có sự chia sẻ. Câu chuyện “cứu chuối”, “cứu dưa hấu” vừa qua trên mạng xã hội là một minh chứng thiết thực nhất.

Những người nông dân vất vả một nắng hai sương, khóc ròng với những vụ “được mùa, mất giá”, chuối rẻ như cho, dưa hấu cho không… Vậy nhưng, qua mạng xã hội, những cá nhân, tổ chức đã đứng ra thu gom, rao bán nông sản cho bà con với giá cao hơn để họ bớt đi những khó khăn.

So sánh với những trò câu like, mua vui trên mạng thì rõ ràng sức mạnh của cộng đồng mạng với xã hội là vô cùng lớn. Khi cái tốt được nhân rộng sẽ át đi sự méo mó, chệch chuẩn. Rồi từ đó tạo làn sóng tích cực cho phía nhận thông tin, buộc lòng họ phải xem xét, khơi gợi sự quan tâm.

Đừng đổ 'tiếng ác' cho mạng xã hội chỉ biết câu like, mua vui, nó là công cụ kết nối tình người!

mạng xã hội

So sánh với những trò câu like, mua vui trên mạng thì rõ ràng sức mạnh của cộng đồng mạng với xã hội là vô cùng lớn.

Mong rằng, những giá trị đích thực của mạng xã hội, facebook sẽ giúp nhiều người “chữa” được căn bệnh thờ ơ, vô cảm và hướng đến một chuẩn giá trị chung đó là tính chân thiện mỹ trong đời sống hàng ngày.

Ngọc Minh

SHARE