Biết được cách nấu, bảo quản đồ ăn dặm này, mẹ chẳng bao giờ lo con bị đầy hơi, đau bụng

Thực đơn ăn dặm phong phú quyết định sự yêu thích, hứng thú của trẻ với thực phẩm cũng như sự phát triển của bé sau này. Mẹ cũng đừng quên bảo quản đồ ăn dặm đúng cách để bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Nguyên liệu mẹ nên chuẩn bị cho bé ăn dặm

Biết được cách nấu, bảo quản đồ ăn dặm này, mẹ chẳng bao giờ phải lo con bị đầy hơi, đau bụng

- Mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm với những thức ăn đơn giản như ngũ cốc, chuối, bơ, lê, bí hoặc khoai tây hấp chín.

- Khi bé đã có thể ăn được nhiều trái cây, rau quả, mẹ hãy cho bé bắt đầu ăn thịt bò, thịt cừu, thịt lợn hoặc thịt gà (không cho bé ăn thịt ướp muối hoặc hun khói). Mẹ có thể trộn thịt với rau hoặc cả trái cây như táo hoặc lê.  

- Khi bé lớn hơn, mẹ hãy dần dần thử thêm thực phẩm khác và cho bé ăn những thực phẩm đặc, rắn hơn. Khi bé mọc răng, mẹ hãy thử cho bé ăn cá, các cây họ đậu, cam quýt đã được rửa sạch và xay nhuyễn.  

Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé

Biết được cách nấu, bảo quản đồ ăn dặm này, mẹ chẳng bao giờ phải lo con bị đầy hơi, đau bụng

Bước 1: Khi làm thức ăn dặm cho trẻ sơ sinh, trước hết mẹ hãy bóc vỏ trái cây, vặt rau, lọc thịt bỏ thịt mỡ và da gà.  

Bước 2: Mẹ có thể hấp cách thủy, nấu thức ăn trong lò vi sóng hoặc đun sôi cho đến khi thực phẩm mềm.

Bước 3: Xay thức ăn, thêm chất lỏng vào đồ ăn nếu cần. Lọc qua một chiếc rây nếu đồ ăn chưa được xay nhuyễn hoàn toàn. Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi, bạn có thể băm nhỏ thịt và rau chứ không cần xay nữa. Mẹ hãy chú ý gỡ bỏ xương nếu cho bé ăn cá.

Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé

cách nấu, bảo quản đồ ăn dặm

-  Bạn hãy trữ đông lạnh thực phẩm cho bé trong các khay sạch và bao phủ bằng màng bọc thực phẩm. 

- Mẹ nên cất trữ thực phẩm của bé trong khay nhựa hoặc hộp thủy tinh. Chú ý chỉ cất trữ đồ ăn của bé 2 ngày trong ngăn mát hoặc 1 tháng nếu để trong ngăn đá. Hãy ghi nhãn của hộp với nội dung, ngày tháng bắt đầu cất trữ thực phẩm để có thể sắp xếp lịch cho bé ăn hợp lý nhất. 

- Sau khi lấy đồ ăn từ trong tủ lạnh ra, mẹ nên để đồ ăn trong bát sứ hoặc thủy tinh. Hãy hâm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng hoặc bếp. Mẹ nên chú ký kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn. Với đồ ăn thừa, mẹ nên đổ bỏ chứ không nên tiếp tục trữ đông trong tủ lạnh.

Quỳnh Trang/Theo Raisingchildren

SHARE