Intel vừa cho biết sẽ loại bỏ BIOS trên PC vào năm 2020 để chuyển toàn bộ sang nền tảng UEFI.
BIOS là viết tắt của cụm từ “Basic Input/Output System” (Hệ thống Đầu vào/Đầu ra Cơ bản). Về bản chất, BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên chip firmware nằm ở bo mạch chủ của máy vi tính.
BIOS giúp hiển thị thông tin phần cứng, dung lượng RAM cài đặt, kiểm tra nhanh tình trạng phần cứng, cảnh báo khi chưa gắn bàn phím, và chỉ khi xong bước này hệ thống mới tải và chạy hệ điều hành chính.
BIOS là thành phần chính của chiếc PC đầu tiên do IBM tạo ra năm 1981. Khi đó, các công ty muốn xây dựng hệ thống tương tích với PC buộc phải thiết kế hệ thống tương thích với BIOS. Chỉ bằng cách này, phần mềm được thiết kế cho PC mới chạy ổn định trên hệ thống.
Theo thời gian, vai trò của BIOS trở nên ít quan trọng hơn. Chế độ 16-bit thực đồng nghĩa với việc sử dụng các chức năng BIOS rất chậm chạp.
Tuy nhiên, BIOS vẫn khá phổ biến trên các máy x86 vào những năm 2000. Nhưng do hiệu năng khá tệ, chức năng nghèo nàn và khả năng duy trì kém, BIOS đã khiến Intel và cả ngành công nghiệp PC phải tìm hướng đi mới.
EFI được “chọn mặt gửi vàng”. EFI mở rộng hỗ trợ cho cả hệ thống x86 32-bit và 64-bit, đồng thời hỗ trợ cả các nền tảng khác như máy ARM, và do vậy nó mang tên UEFI như hiện nay.
Hệ điều hành PC bắt đầu sử dụng UEFI từ năm 2007 (Windows Vista Service Pack 1 phiên bản x86 64-bit bắt đầu cho khởi động từ UEFI).
Với thế hệ vi xử lý Sandy Bridge được Intel giới thiệu năm 2011, phần cứng PC bắt đầu chuyển dần sang nền tảng UEFI. Ngày nay, UEFI rất phổ biến, gần như tất cả hệ thống x86 đều sử dụng nền tảng này thay cho BIOS.
Về cơ bản, các hệ thống UEFI khởi động nhanh hơn nhiều so với hệ thống dùng BIOS.
Một số nguồn tin khẳng định dòng chip Intel x86 32-bit và 64-bit mới sẽ không còn chế độ tương thích 16-bit, phù hợp với chiến lược loại bỏ BIOS và CSM của Intel.
Theo Zing