Công nghệ phát triển cùng với tăng trưởng kinh tế khiến ngày càng nhiều quốc gia, công ty tham gia thám hiểm, khai thác vũ trụ và điều này có thể dẫn đến những hệ quả đáng tiếc.
Nhân kỷ niệm 48 năm ngày phi hành gia Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng, một luật sư ở bang Illinois đã bỏ ra 4 triệu USD trong một cuộc đấu giá của Sotheby nhằm mua 1 túi chứa đầy đá lấy từ mặt trăng trong chuyến thám hiểm của tàu Apollo 11.
Điều khá thú vị là chính phủ Mỹ từng vô tình bán chiếc túi này cho luật sư Nancy Lee Carlson tại Chicago và đã phải kiện lên tòa án nhắm giữ lại chúng. Trớ trêu thay, chính phủ Mỹ thua kiện và phải chuyển giao chiếc túi cho ông Carlson và từ đó có cuộc đấu giá 4 triệu USD trên.
Túi mẫu vật từ mặt trăng
Động thái này khiến nhiều chuyên gia cho rằng chính phủ Mỹ cần có những quy định chặt chẽ hơn nhằm thiết lập 1 bảo tàng vũ trụ như những di sản văn hóa của loài người khi ngành hàng không vũ trụ còn đang trong giai đoạn sơ khai.
Dẫu vậy, điều khiến các chuyên gia quan tâm hiện nay không chỉ là những di vật lấy từ vũ trụ hay những di sản mà các nhà thám hiểm để lại. Công nghệ phát triển cùng với tăng trưởng kinh tế khiến ngày càng nhiều quốc gia, công ty tham gia thám hiểm, khai thác vũ trụ và điều này có thể dẫn đến những hệ quả đáng tiếc.
Hiện nay, cơ sở pháp lý cho các hoạt động ngoài không gian giữa các quốc gia là bản Hiệp ước không gian năm 1967 được quản lý bởi Cơ quan không gian (OSA) trực thuộc Liên Hiệp Quốc (UN). Theo đó, thảo thuận này hướng đến sự tư do cho tất cả các quốc gia trong việc khai thác vũ trụ cũng như giới hạn việc sử dụng, khai thác tài nguyên không gian trên mặt trăng hay các hành tinh khác chỉ cho mục đích hòa bình.
Năm 1979, Đại hội đồng Liên hiệp quốc xây dựng Hiệp định Mặt trăng (MA) với mục tiêu xác định đây là di sản chung của nhân loại và một cơ quan quốc tế nên được thành lập để quản lý việc sử dụng tài nguyên nơi đây. Tuy nhiên Mỹ và nhiều nước có chương trình vũ trụ khác đã từ chối ký vào bản hiệp định này.
Trung Quốc phóng thành công module lên mặt trăng năm 2013
Trong khi đó, một số quốc gia như Mỹ và Luxembourg đã thông qua luật cho phép quyền sở hữu hợp pháp tài nguyên mà những tổ chức cá nhân thu thập, khai thác được trong không gian. Mặc dù động thái này nhận được nhiều phản đối của các chuyên gia khi cho rằng chúng đi ngược lại Hiệp ước không gian 1967 nhưng điều này đã cho thấy rõ tham vọng của các quốc gia cũng như tập đoàn doanh nghiệp với nguồn tài nguyên mặt trăng.
Mỏ tài nguyên khổng lồ
Cách trái đất khoảng 385.000 km, mặt trăng là một mỏ tài nguyên vô cùng tiềm năng với khí Heli và nhiều tài nguyên khác. Hiện ít nhất 5 quốc gia đang tích cực lập kế hoạch khai thác tài nguyên trên mặt trăng. Đặc biệt, Trung Quốc đang cực kỳ khao khát khai thác nguồn khí Helium 3, một đồng vị cho năng lượng hạt nhân khá hiếm trên trái đất nhưng lại có rất nhiều trên vỏ mặt trăng.
Những lo lắng về việc chạy đua khai thác tài nguyên trên mặt trăng đã được nhiều tổ chức chú ý tới. Cách đây 6 năm, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã xuất bản 1 tài liệu đưa ra các biện pháp bảo vệ tài nguyên cho mặt trăng.
NASA cho biết tần suất hoạt động thương mại ngoài không gian và số lần hạ cánh vệ tinh xuống mặt trăng đã gia tăng trong thời gian qua. Bởi vậy, cơ quan này đề nghị giới hạn việc khai thác hoặc hạ cánh của các vệ tinh xung quanh nơi đáp của tàu Apollo khoảng 75m. Dẫu vậy, đề nghị này bị phớt lờ do thiếu tính ràng buộc.
Năm 2013, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 hạ cánh thành công một module có khả năng chở người xuống mặt trăng và nước này đã tích cực thực hiện các dự án khám phá mặt trăng trong hơn 2 năm qua. Trung Quốc đang có kế hoạch phóng tàu thăm dò mặt trăng vào cuối năm nay hoặc vào năm 2018 để mang các mẫu vật về trái đất và đưa người lên hành tinh này vào giữa thập niên 2030.
Mặt trăng chứa nhiều di vật sót lại của các cuộc thám hiểm
Trong khi đó, Ấn Độ cũng đang tích cực chuẩn bị cho cuộc hạ cánh module không người lái lên mặt trăng vào năm 2018. Tỷ phú Elon Musk thì nhận được những đơn hàng đưa người bay xung quanh mặt trăng vào năm sau bằng hệ thống tên lửa mới của mình.
Không chịu kém cạnh, Google cũng đồng ý thưởng 30 triệu USD cho bất kỳ nhóm công nghệ nào của hãng phóng thành công vệ tinh lên mặt trăng. Thậm chí các nước như Mỹ, Nga, Nhật cũng đang có kế hoạch quay trở lại mặt trăng nhằm khai thác thêm tài nguyên nơi đây.
Mặt khác, việc tàu Apollo 11 đáp lên mặt trăng năm 1969 để lại nhiều thứ ở lại cùng những chuyến đáp của các vệ tinh sau đó đã khiến ngành kinh doanh di vật không gian trên mặt trăng ngày càng trở nên béo bở. Nhiều chuyên gia lo lắng những công ty sẽ phát triển các hệ thống vệ tinh nhân tạo nhằm đưa những di vật này về trái đất bán đấu giá.
“Hãy tưởng tượng một chiếc túi đựng nước tiểu của Armstrong sẽ bán được bao nhiêu triệu USD? Đây là câu hỏi chưa ai nghĩ đến và chúng ta không muốn hình ảnh những con robot bay vào vũ trụ lấy các mẫu vật về để bán trên thị trường”, Công tố viên Michelle Hanson, đồng thời là chuyên gia về di sản văn hóa nói.
Theo thoidai