Thận có thể sẽ phải làm việc quá sức nếu như lượng độc tố trong cơ thể quá nhiều. Điều này làm cho chức năng của thận bị suy giảm dần, dẫn đến suy thận.
Thận là cơ quan nội tạng có hình như 2 hạt đậu với kích thước bằng nắm tay và ở vị trí hai bên cột sống, gần với lưng. Với chức năng chính là lọc máu, đào thải độc cho toàn bộ cơ thể và cân bằng lượng chất dinh dưỡng trong máu (như natri, kali và canxi), sản sinh hormone điều khiển huyết áp và hồng cầu.
Thận có thể sẽ phải làm việc quá sức nếu như lượng độc tố trong cơ thể quá nhiều. Điều này làm cho chức năng của thận bị suy giảm dần, dẫn đến suy thận.
Bệnh suy thận có 2 loại chính là: Suy thận cấp tính suy thận mạn tính. Suy thận cấp tính xảy ra khi thận đột ngột ngừng lọc các chất thải ra khỏi máu. Suy thận mạn tính phát triển chậm với rất ít triệu chứng ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân dẫn đến suy thận
Có nhiều nguyên nhân khiến thận không còn khỏe mạnh, điển hình nhất là:
Suy thận cấp tính:
– Lưu lượng máu thấp (như sau phẫu thuật phức tạp hoặc tai nạn)
– Thận bị sưng (như phản ứng với thuốc hoặc nhiễm trùng)
– Thận bị tắc nghẽn đột ngột (thường trong trường hợp bị sỏi thận)
– Huyết áp rất cao
Bệnh nhân bị suy thận cấp tính thường trở lại bình thường sau khi điều trị.
Suy thận mạn tính:
– Huyết áp cao
– Bị viêm cầu thận mạn tính (tổn thương thận)
– Lượng đường trong máu cao (tiểu đường)
– Bị bệnh thận đa nang
– Tắc đường tiết niệu
– Nhiễm trùng thận
Ngoài ra, sử dụng một số thuốc thường gặp như thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… cũng có thể gây độc cho thận.
Các triệu chứng bệnh cũng có thể khác nhau thùy theo tình trạng suy thận
Triệu chứng của suy thận cấp tính: Các dấu hiệu của tình trạng này có thể là:
– Sưng bàn tay, bàn chân và mặt (phù)
– Chảy máu nội tạng
– Tư duy dễ nhầm lẫn
– Động kinh
– Hôn mê
– Xét nghiệm máu và nước tiểu bất thường
– Huyết áp cao
Triệu chứng của suy thận mạn tính: Bệnh nhân bị suy thận mạn tính có thể không có triệu chứng cho đến khi chức năng thận giảm xuống 20% hoặc thấp hơn. Ở giai đoạn này, những dấu hiệu có thể xuất hiện bao gồm:
– Xét nghiệm máu và nước tiểu bất thường
– Huyết áp cao
– Giảm cân không có lý do
– Số tế bào hồng cầu thấp (thiếu máu)
– Buồn nôn/nôn
– Có vị kim loại trong miệng của bạn
– Ăn mất ngon
– Đau ngực
– Tê và ngứa ran
– Tư duy nhầm lẫn
– Hôn mê
– Động kinh
– Dễ bầm tím
– Mệt mỏi
– Đau đầu
– Co giật cơ và chuột rút
– Xương yếu dễ vỡ
– Màu da vàng nâu
– Sưng bàn tay, bàn chân và mặt (phù)
– Khó ngủ
Những thói quen làm hại thận
Nếu bạn muốn đảm bảo thận khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng của nó trong những năm tới thì cần tránh xa những thói quen gây hại cho thận như trong danh sách dưới đây.
1. Uống nước soda
Một nghiên cứu tiến hành trên các nhân viên làm việc tại Đại học Osaka ở Nhật Bản nhận thấy rằng uống 2 lon soda trơe lên mỗi ngày (cả soda cho người ăn kiêng) đều có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn. Nghiên cứu được tiến hành với 12.000 người tham gia và protein được tìm thấy trong nước tiểu của những người uống một lượng lớn soda. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thận.
2. Ăn uống thiếu vitamin B
Chức năng khỏe mạnh của thận cũng phụ thuộc vào chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng nhất định. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Maryland, thiếu vitamin B làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Đối với chức năng thận khỏe mạnh, một người nên có ít nhất 1,3 miligam vitamin B6 trong thực phẩm mỗi ngày. Để tăng cường vitamin B, hãy bổ sung các thực phẩm như cá, khoai tây, rau quả tinh bột, trái cây… trong bữa ăn hàng ngày.
3. Lười vận động
Một cách khác để bảo vệ thận của bạn là tập thể dục. Một nghiên cứu toàn diện được xuất bản vào năm 2013 trong Tạp chí Hiệp hội Nephrology Hoa Kỳ cho thấy những phụ nữ sau mãn kinh đã tập thể dục có nguy cơ phát triển thành sỏi thận giảm 31%.
4. Hút thuốc
Điều này không có gì ngạc nhiên, hút thuốc có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch – sự hẹp và cứng của các mạch máu – ảnh hưởng đến việc cung cấp máu tới tất cả các cơ quan quan trọng, bao gồm cả thận. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pharmacology and Therapeutics, chỉ cần hút 2 điếu thuốc/ngày là đủ để tăng gấp đôi số tế bào nội mô (các tế bào dòng máu) trong máu của bạn. Đây là một dấu hiệu của tổn thương động mạch.
5. Không uống đủ nước
Uống đủ nước là một trong những điều quan trọng nhất giúp thận thực hiện chức năng. Nếu không uống đủ nước, chất độc sẽ tích tụ trong máu vì không có đủ chất lỏng để đưa chúng qua thận. Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation) khuyến cáo nên uống ít nhất 10-12 ly nước mỗi ngày.
6. Nhịn tiểu
Nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu tức là bạn đã làm tăng áp lực của nước tiểu lên thận. Điều này có thể dẫn đến suy thận hoặc tiểu mất kiểm soát.
7. Ngủ không ngon giấc
Theo Science Daily, mất ngủ kinh niên có thể gây ra bệnh thận. Tiến sĩ Michael Sole, bác sĩ chuyên khoa tim, cũng là giáo sư sinh lý học thuộc Đại học Toronto, nói: Mô thận được làm mới trong đêm khi chúng ta ngủ, vì thế nếu giấc ngủ bị gián đoạn liên tục, thận của chúng ta sẽ bị tổn thương trực tiếp.
8. Ăn quá mặn
Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp và gây nhiều căng thẳng lên thận. Vì vậy, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên hạn chế 5-10 gram muối mỗi ngày.
9. Uống quá nhiều rượu
Các chất độc trong rượu không chỉ gây tổn thương gan. Theo Kidney Health Australia và Quỹ thận Hoa Kỳ, một cách tốt để tránh bị suy thận là kiểm soát lượng rượu chúng ta uống hoặc tránh uống rượu sẽ càng tốt.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận của Hoa Kỳ (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), nếu thận không làm việc tốt, bạn cần điều trị để khắc phục kịp thời. Dù chọn cách điều trị nào, bạn cũng cần phải thực hiện một số thay đổi trong cuộc sống, bao gồm kế hoạch ăn uống và vận động. Nhưng với sự trợ giúp của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, gia đình và bạn bè, hầu hết những người bị suy thận vẫn có cuộc sống đầy đủ và tích cực.