Những bộ phận của lợn được yêu thích rất bổ, nhưng nếu ăn như thế này thì không khác nào rước độc tố vào người.
1. Óc lợn
Đây là món ăn nổi tiếng được dùng để tẩm bổ tuy nhiên lượng dinh dưỡng mà nó đem lại thì quá nhiều, thông thường một cái óc lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol nên nhường như chỉ cần ăn một cái óc lợn có khi bạn cũng phải “nhịn” tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất trong 10 ngày. Nhưng một số người không biết cứ cho rằng càng ăn nhiều càng tốt dẫn đến trường hợp bệnh vặt thì khỏi trong khi đó lượng cholesterol trong cơ thể lại tăng lên quá nhiều.
Cách lựa chọn và chế biến óc lợn
Khi mua óc lợn cần chú ý quan sát phía bên ngoài. Nên chọn óc lợn mà màng óc vẫn còn tươi không có vết nứt, óc không bị chảy ra ngoài. Các huyết mạch thanh quản trên màng óc trông rõ nét, không có vết máu, vết lốm đốm, óc có màu đỏ hồng. Lấy tay sờ vào óc lợn có cảm giác không quá rắn, cũng không quá mềm, độ mềm rắn vừa tay thì nên mua. Mùi của óc lợn cũng là yếu tố không thể xem nhẹ, đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nóng bức làm cho thực phẩm nhanh bị hỏng. Nếu bạn thấy mùi ôi nhất thiết không nên mua, chớ ham rẻ mà rước bệnh vào người.
2. Gan lợn
Gan lợn cũng là một món được yêu thích bởi có mặt trong rát nhiều món ăn. Đây là bộ phần chứa rất nhiều kim loại nặng và cholesterol. Trong khi đó, con người chỉ có thể hập thụ khoảng 300mg cholesterol/ngày. Tuy nhiên, lượng cholesterol mà gan lợn có chứa lại rất lớn. Chỉ với 100g gan đã có chứa đến 400mg cholesterol. Gan là nơi giải độc tất cả các thức ăn mà nó ăn vào. Nếu quá trình giải độc đó không được thực hiện tốt sẽ khiến cho nhiều tồn dư các chất độc hại được giữ lại, đặc biệt là các chất tang trưởng có trong thức ăn chăn nuôi cùng với nhiều kim loại nặng và hợp chất. Chính vì vậy, khi ăn gan lợn cần cân nhắc số lượng sao cho phù hợp để tránh hấp thụ quá nhiều cholesterol, kim loại nặng và chất độc gây tổn hại đến sức khỏe của mình.
Chọn nhầm gan của lợn bị bệnh
Gan của những con lợn bị bệnh thường không có màu đỏ tươi và hay có nốt sần trên bề mặt gan. Không có độ đàn hồi khi nhấn tay vào mà có nước chảy và nhẽo. Bạn có thể phân biệt được gan lợn bệnh bởi các nốt sần, có màu tím sẫm hoặc vàng và có mùi hôi. Chúng ta không nên mua về ăn bởi chúng cực kì độc hại.
Chế biến gan chưa chín hẳn
Có rất nhiều kí sinh trùng như sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn và có thể chứa nhiều virus gây bệnh trong gan. Chính vì vậy nếu gan bị nấu tái hoặc không chín hẳn sẽ không tiêu diệt được hết các loại ký sinh trùng và virus có trong nó. Nếu ăn nhầm loại gan này có nghĩa là bạn đã đem nhiều mầm bệnh nguy hiểm vào cơ thể. Không bóc lớp màng trên bề mặt hay không bóp hết máu đọng trong gan lợn trước khi chế biến: Rất nhiều độc tố còn đọng lại trong lượng máu đọng trong gan mà nó chưa kịp đào thải. Vì vậy, cần loại bỏ hết chúng trước khi chế biến. Ngoài ra cần bóc lớp màng mỏng để vệ sinh gan được triệt để trước khi chế biến.
3. Phổi lợn
Đây là cơ quan hô hấp và có rất nhiều phế nang. Chính vì thế, nó là nơi rất dễ bị tích tụ và lắng đọng bụi trong màng phổi. Chính vì thế, phổi lợn là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất trong cơ thể của con lợn. Không chỉ vậy, lợn thường có thói quen hít đất khiến cho rất nhiều kim loại nặng có trong bụi bị hít sâu vào và nằm ở trong đó.Khi chế biến để ăn, vô tình con người đã mang theo số bụi và kim loại nặng đó vào cơ thể, thậm chỉ có thể có nhiều virus gây bệnh theo đó vào và gây hại cho cơ thể con người.
Cách lựa chọn và chế biến phổi lợn
Phổi lợn chết thông thường sẽ có những giọt nước căng phồng trên bề mặt phổi, dạng bong bóng nước, có mủ hoặc có những nốt lồi lõm. Nếu phổi lợn chứa nhiều kim loại nặng hoặc bụi trần thì màu sắc sẽ chuyển sang ghi xám, hoặc màu nâu. Nếu phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon. Muốn rửa phổi sạch, cần để nguyên lá phổi, đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như rửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước. Làm như vậy sẽ giảm thiểu bụi bẩn, độc tố, kim loại nặng. Nếu có bột để rửa, cắt phổi thành lát mỏng, rửa bằng nước xong tẩm bột trộn đều cho bột hút các loại chất độc hại. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Còn một cách rửa nữa là nhúng vào nước sôi. Thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi, chế biến theo nhu cầu.
4. Chân móng giò lợn
Món khoái khẩu này tuy chứa rất nhiều chất bổ dưỡng như protein, keo protit, calci, sắt, sinh tố A, B, C, nhưng đồng thời nó cũng chứa nhiều chất béo, không hề tốt nếu bạn ăn nhiều, nhất là người bị cholesterol cao càng nên tránh món ăn này.
Cách lựa chọn và chế biến chân móng giò lợn
Móng giò phải thật mới và tươi, không có mùi hôi, phần móng không có dấu hiệu bị bong tróc Khi mua về sơ chế sạch, có thể dùng dấm để khử mùi hôi và rửa sạch, cạo sạch phần da bị dính bẩn nếu rửa không ra. Cuối cùng cho vào nước sôi chần sơ qua rồi mới chế biến.
Theo Autran/Giadinhvietnam