Những tảng băng ở Nam Cực bỗng xuất hiện màu xanh kỳ lạ. Liệu đây có phải là điềm dữ nào chăng?

Những tảng băng ở Nam Cực bỗng xuất hiện màu xanh kỳ lạ. Liệu đây có phải là điềm dữ nào chăng?

Mới đây, bức ảnh ghi lại hình ảnh hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trên những tảng băng ở Nam Cực khiến nhiều người ngỡ ngàng. Cụ thể, những tảng băng màu xanh bỗng nhiên xuất hiện bí ẩn trên biển Ross.

Được biết, những tảng băng lạ này được ghi lại bởi Operational Land Manager (OLI), một dụng cụ bay trên vệ tinh Landsat 8 của Mỹ.

Điều bí ẩn nào khiến cho lớp băng ở Nam Cực có màu xanh? - Ảnh 1.

Tiến sĩ Jan Lieser thuộc Trung tâm nghiên cứu hợp tác Khí hậu và Khí hậu Nam Cực ở Nam Úc cho biết, đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên.

Màu xanh lá cây trong băng này thực chất là những thực vật phù du trôi ở bề mặt nước – có tên gọi là Phytoplankton.

Phytoplankton hay vi tảo – là những loài thực vật biển cực nhỏ đang trôi nổi ở phần trên của đại dương, nơi ánh sáng Mặt trời có thể chiếu xuống nước.

Điều bí ẩn nào khiến cho lớp băng ở Nam Cực có màu xanh? - Ảnh 2.

Những Phytoplankton này tương tự như thực vật trên đất liền, có chứa chất diệp lục và cần sự tồn tại, phát triển.

Phytoplankton phát triển mạnh ở vùng nước quanh Nam Cực trong mùa xuân, hè ở Nam bán cầu, khi mép băng tan chảy và lượng ánh sáng Mặt trời dồi dào hơn.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Phytoplankton có thể phát triển vào mùa thu nếu như ở trong điều kiện thích hợp.

Theo tiến sĩ Lieser, Phytoplanton rất quan trọng đối với sinh thái của biển Nam Cực bởi vì chúng là nguồn thực phẩm của động vật phù du, cá, cá voi và các loài sinh vật biển khác.

Bên cạnh đó, cùng với sự nóng lên của Trái đất, việc các sinh vật này phát triển sẽ dẫn tới quá trình hấp thu CO2 vào đại dương và tích trữ chúng trong 1 thời gian dài.

Điều bí ẩn nào khiến cho lớp băng ở Nam Cực có màu xanh? - Ảnh 3.

Một nghiên cứu trước đây cho thấy, vào thời điểm phát triển cực đại của vi tảo phytoplankton, sinh vật này chịu trách nhiệm cho 20% lượng CO2 được hấp thụ tại biển Nam Cực – tương đương với 10% lượng CO2 được hấp thụ vào biển trên toàn thế giới, với trữ lượng lên tới hàng triệu tấn.

Điều này có nghĩa là, phytoplankton phát triển mạnh mẽ giúp xoa dịu tình hình căng thẳng về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay.

Hiện tiến sĩ Lieser cùng đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu về loại vi tảo này và hi vọng chúng sẽ tạo ra được điểm đột phá trong công cuộc bảo vệ Trái đất.

SHARE