“Ổ” vi khuẩn hoạt động cực mạnh ở những vị trí tưởng chừng sạch sẽ trong nhà LÀM HẠI đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ

Với thời gian ở trong nhà lên đến 90%, trẻ nhỏ là đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất của bụi bẩn, nấm mốc.

Có rất nhiều “ổ” vi khuẩn đang trú ngụ ở những vị trí tưởng chừng cực sạch sẽ trong nhà. Chúng có thể gây hại cho đường hô hấp, tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Vòi hoa sen

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai: “Rất nhiều trẻ đến khám vì viêm mũi dị ứng, viêm tiểu phế quản, trong đó nhiều trường hợp được xác định do môi trường sống bị nấm mốc. Nấm mốc có thể ẩn giấu ở bất cứ nơi nào trong nhà, từ vòi hoa sen, cho đến tường và tầng hầm đặc biệt là những khi trời nồm ẩm, mưa nhiều. Nấm mốc có thể mọc lên “mốc xanh mốc đỏ” trên tường nhà”, PGS. Nguyễn Tiến Dũng nói.

 “Ô” vi khuẩn hoạt động cực mạnh ở những vị trí tưởng chừng sạch sẽ trong nhà LÀM HẠI đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ

Vi khuẩn bám ở đường ống nước, những lỗ phun nước nhỏ trên vòi hoa sen. Ảnh minh họa. 

Theo PGS. Tiến Dũng, kiểu nhà ống đặc trưng của người thành phố – phía trước nhìn ra đường tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút bay vào nhà, còn sau nhà và các cửa sổ đều bịt kín, không khí quẩn lại, không có sự lưu thông, ánh nắng không thể vào nhà để diệt khuẩn chính là một nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ “ủ bệnh” hô hấp, tái phát cơn hen phế quản.

 “Ô” vi khuẩn hoạt động cực mạnh ở những vị trí tưởng chừng sạch sẽ trong nhà LÀM HẠI đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ

Đồ chơi trẻ em với nhiều chi tiết nhỏ là nơi vi khuẩn, nấm mốc dễ bám vào. Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, rổ đồ chơi của trẻ cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc. Nếu mẹ lười vệ sinh, trẻ chơi mút mát, sờ nắm thì rất dễ nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh.

Chăn đệm

Con bụi nhà “bám nhung nhúng” tại chăn, ga, gối, đệm là thủ phạm khiến bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng tái phát trầm trọng.

 “Ô” vi khuẩn hoạt động cực mạnh ở những vị trí tưởng chừng sạch sẽ trong nhà LÀM HẠI đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ

Con bụi nhà bám nhung nhúc trên chăn đệm nhưng mắt thường không thể nhìn thấy. Ảnh minh họa. 

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn (Giảng viên cao cấp Trường ĐH Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hà Nội, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh xuất hiện 70% do gene di truyền, 30 % còn lại là do dị ứng từ thức ăn như sữa, trứng, vừng, lạc, thịt gia cầm hoặc các loại bụi, phấn hoa, nấm mốc, con bụi nhà… ngay trong từng căn nhà.

Mọi người thường bỏ qua con bụi nhà bởi không hề biết những con vật li ti đó trú ngụ dày đặc trên chăn, ga, gối, quần áo, thảm len… Nếu nhìn dưới kính hiển vi thì sẽ thấy chúng xuất hiện với mật độ dày đặc khủng khiếp”, PGS. Nguyễn Văn Đoàn cảnh báo.

Thức ăn yêu thích của những con bọ này chính là tế bào chết của da người, vảy da súc vật. Theo một số ước tính, một người trung bình sẽ làm rơi khoảng 14g tế bào da chết mỗi tuần và những tế bào này có thể sẽ rơi lại trên ga giường, trở thành nguồn thực phẩm nuôi sống con bụi nhà.

“Càng lười vệ sinh nhà cửa, chăn màn, quần áo, bọ nhà càng có cơ hội sinh sôi nảy nở. Chất thải và các mảnh mạt bụi nhà còn lưu lại trên ga giường, quần áo khiến bệnh viêm da dị ứng càng nặng nề”, PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn cho hay.

Khay đựng trứng tươi trong tủ lạnh

Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chỉ ra tủ lạnh đựng thức ăn sống, vỏ trứng tươi chứa nhiều vi khuẩn salmonella.

 “Ô” vi khuẩn hoạt động cực mạnh ở những vị trí tưởng chừng sạch sẽ trong nhà LÀM HẠI đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ

Nhiễm khuẩn chéo dễ xảy ra nếu thức ăn sống – chín để lẫn trong tủ lạnh. Ảnh minh họa. 

Vi khuẩn này không bị giết bằng cách đông lạnh. Ở nhiệt độ dưới 6°C, mức tăng trưởng của chúng ở mức chậm. Thói quen tích trữ đồ ăn sống trong tủ lạnh và để chung đồ ăn chín lẫn đồ sống, trứng tươi càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo vi khuẩn salmonella, biến tủ lạnh thành “ổ vi khuẩn”.

Các thành viên trong gia đình bị nhiễm khuẩn qua động tác sờ, nắm, làm lây lan vi khuẩn sang nhiều khu vực khác trong nhà và đi vào cơ quan tiêu hóa, gây nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp hoặc trường diễn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Tiêu diệt ổ vi khuẩn thế nào?

Để phòng bệnh dị ứng do nấm mốc, bụi bẩn, PGS. Nguyễn Văn Đoàn khuyến cáo các bà nội trợ hãy nâng cao ý thức vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

 “Ô” vi khuẩn hoạt động cực mạnh ở những vị trí tưởng chừng sạch sẽ trong nhà LÀM HẠI đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ

Đó là sử dụng ánh sáng mặt trời tiệt trùng đồ đạc. Lau dọn từng ngóc ngách, giặt giũ, phơi phóng chăn ga gối đệm, quần áo, đặc biệt là áo da để tránh ẩm mốc.

Bên cạnh đó, các gia đình hãy hạn chế sử dụng thảm len, các loại hóa chất. Những cách làm đó sẽ giúp căn nhà không bị biến thành ổ bụi bẩn, vi khuẩn.

PGS. Nguyễn Văn Dũng khuyến cáo đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, giữ môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, chăm sóc khoa học… chính là cách bạn bảo vệ bé.

Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, khi trời nồm ẩm cần sấy khô, là khô quần áo của trẻ nhằm loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh.

Nguồn: Emđẹp.vn

SHARE