Thiếu i-ốt gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Thiếu i-ốt sẽ làm giảm khả năng tư duy, năng suất lao động, suy tuyến giáp và gây ra bệnh bướu cổ… Đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ em, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe càng cao hơn.

Cụ thể theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, phụ nữ mang thai nếu thiếu i-ốt dễ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trẻ sơ sinh nếu thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và tử vong. Trẻ nhỏ nếu thiếu i-ốt sẽ làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, và suy dinh dưỡng…

Tầm quan trọng của i-ốt

I-ốt là một loại vi chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày để giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe, cũng như trí tuệ. Mặc dù lượng i-ốt cần cung cấp hàng ngày là không nhiều nhưng không thể thiếu. Trẻ em, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú sữa mẹ có nguy cơ cao thiếu i-ốt vì nhu cầu i-ốt cho sự tăng trưởng và phát triển nhiều hơn.

Cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà phải thu nạp từ bên ngoài qua thực phẩm. Nguồn thực phẩm có i-ốt trong tự nhiên không nhiều. I-ốt lại dễ hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn, bảo quản thực phẩm. Thực phẩm có i-ốt cung cấp qua bữa ăn hàng ngày thường không đủ so với nhu cầu.

Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM 2015, một số ít thực phẩm có lượng i-ốt cao là phô mai (200 mcg/100 g), trứng gà (169 mcg/100 g), lươn, hải sản (60 mcg/100 g), sữa bột tách béo (130 mcg/100 g ), sữa bột toàn phần (110 mcg/100 g), tảo biển (92 mcg/100 g), bắp cải (20 mcg/100 g)…

Cũng theo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, thói quen ăn uống của người dân cả nước đã có nhiều thay đổi. Người dân giảm sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm, thay vào đó là sử dụng nhiều loại gia vị mặn như: hạt nêm, nước mắm, bột canh…

Thieu i-ot gay nhieu he luy cho suc khoe hinh anh 1
Hội thảo về tầm quan trọng của i-ốt do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tổ chức.

Kết quả giám sát sử dụng muối i-ốt tại hộ gia đình của trung tâm này cho thấy tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hạt nêm là 81,8%, sử dụng nước mắm là 98,7%, sử dụng muối i-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ có 64,4%. Đó cũng là một trong những nguyên nhân lý giải tình trạng thiếu hụt i-ốt trên cộng đồng đang tăng trở lại.

Do đó, sử dụng hạt nêm bổ sung i-ốt trong nấu ăn hàng ngày là biện pháp phòng ngừa thiếu i-ốt hiệu quả và bền vững. Bản hướng dẫn gần đây nhất của Tổ chức thế giới cũng khuyến nghị: sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày và trong chế biến thực phẩm là giải pháp tăng cường hiệu quả, kinh tế và đã được sử dụng trên 100 nước.

Cách bổ sung i-ốt cho cơ thể

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng tại TP.HCM giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đều có mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng, đề ra giải pháp nghiên cứu bổ sung i-ốt vào các gia vị mặn khác ngoài muối.

Hiện nay trong cách nấu ăn hàng ngày, người dân ưa dùng hạt nêm vì tiện lợi (không cần phải kết hợp với nhiều loại gia vị khác, chỉ cần sử dụng hạt nêm) và đa dạng mùi vị. Hiểu được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt i-ốt, hạt nêm bổ sung i-ốt 3 Miền của công ty Uniben đã có mặt trên thị trường.

Sản phẩm ứng dụng thành công kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng”, do bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và bác sĩ chuyên khoa 1 Tạ Thị Lan là chủ nhiệm, với sự quan tâm đặc biệt của Sở Khoa học Công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM.

Nguồn: Zing.vn

SHARE