Các ca bệnh mắc sốt xuất huyết tại Hà Nam liên tục tăng từ đầu tháng 7 và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Tại TPHCM, tính đến tuần 30 năm 2017, bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn ghi nhận: 11.195 ca; tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016 ( 9.051 ca), tử vong 04 ca, tăng 03 ca so cùng kỳ năm 2016; trong đó các quận huyện có số ca mức tăng trên 50% là: Quận 12, Hóc Môn, Cần Giờ và Bình Tân.
Tại Hà Nam, tính từ ngày 01/01/2017 đến cuối tháng 7, tại Hà Nội ghi nhận 7.987 bệnh nhân mắc SXH (trong đó gần 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh, hiện còn 879 trường hợp đang điều trị), 04 trường hợp tử vong. So sánh với số liệu những năm trước có thể thấy những năm trước số mắc SXH ghi nhận rải rác từ đầu năm và thường bắt đầu gia tăng từ tháng 7, tháng 8, sau đó tăng mạnh trong tháng 9 và tháng 10, đỉnh dịch thường rơi vào tháng 11. Tuy nhiên năm 2017, dịch đến sớm từ đầu tháng 5 và gia tăng nhanh trong các tháng 6 và tháng 7.
UBND tỉnh Hà Nam đã công bố dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh. Tính tới thời điểm 2/8, toàn tỉnh đã có hơn 100 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Tình hình bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên địa bàn tỉnh từ tháng 7 tới nay và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Theo trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam, hiện tại, ở Hà Nam có 13 chùm ca bệnh, trong đó mỗi chùm ca bệnh có từ 2 ca bệnh trở lên.
Ở một số địa phương như, Hợp Lý, Nhân Hưng (huyện Lý Nhân); Châu Giang, Đọi Sơn, Mộc Nam, Mộc Bắc (huyện Duy Tiên); Liêm Cần (huyện Thanh Liêm); Tiên Tân (thành phố Phủ Lý) người dân 8 địa phương trên không đi đâu cũng mắc bệnh. Phía trung tâm Y tế dự phòng đã lấy mẫu và chẩn đoán dương tính ở một số bệnh nhân trên những chùm ca bệnh đó. Gần đây tại Hà Nàm đã tiếp nhận cả ca bệnh mắc ở Hà Nội về Hà Nam điều trị
UBND tỉnh Hà Nam đã giao sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch; triển khai các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng tố chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt khi có các dấu hiệu mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng cũng như lây lan ra cộng đồng.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Theo Cục Y tế dự phòng cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Phòng chống muỗi đốt
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Nguồn: Emđẹp.vn